Tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới: Đảm bảo diện tích ở dân cư tối thiểu tại khu vực đồng bằng đạt từ 14m2/người trở lên?
Tiêu chí số 01 về quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 2307/BXD-QHKT năm 2022 hướng dẫn về tiêu chí số 01 về quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:
“1. Tiêu chí số 01 về Quy hoạch:
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chung xây dựng xã, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Xây dựng năm 2014; Mục 3 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Lưu ý: Các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD và quy hoạch xây dựng vùng huyện đối với xã thuộc huyện, quy hoạch chung đô thị đối với xã thuộc thị xã, thành phố.
Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn gồm/hoặc các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biển gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường). Ưu tiên hỗ trợ nhóm sản phẩm đặc sản địa phương được xác định tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo các nguyên tắc: Về vị trí là khu vực đầu mối giao thông chính của xã nhằm kết nối, vận chuyển hàng hóa an toàn, thuận lợi, đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường cho khu dân cư theo quy định. Về quy mô phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế thực tiễn của từng địa phương, phù hợp với quy hoạch chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn có thể được xác lập tại vị trí tập trung hoặc phân tán, lồng ghép trong các chức năng khác (cụm công nghiệp, khu dịch vụ - thương mại - du lịch, trung tâm hành chính xã...) được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.”
Theo đó, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn có thể được xác lập tại vị trí tập trung hoặc phân tán, lồng ghép trong các chức năng khác (cụm công nghiệp, khu dịch vụ - thương mại - du lịch, trung tâm hành chính xã...) được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
Tiêu chí Nhà ở dân cư phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 2307/BXD-QHKT năm 2022 hướng dẫn về nhà ở trong Bộ tiêu chí số 09 về Nhà ở dân cư phải đảm bảo điều kiện như sau:
“2. Tiêu chí số 09 về Nhà ở dân cư
a) Nhà ở là công trình xây dựng trên thửa đất có chức năng ở và được dùng để ở, bao gồm 03 bộ phận: nền - móng, khung - tường, mái.
Vật liệu bền chắc gồm bê tông cốt thép, gạch đá, sắt thép, gỗ bền chắc. Ngoài những vật liệu nêu trên, đối với phần mái thì ngói, tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (thép, gỗ bền chắc) liên kết chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
Nhà ở đơn sơ là loại nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc hoặc xây dựng bằng các vật liệu tạm thời có tuổi thọ ngắn, dễ cháy, không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích , bếp, nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 01 trong tổng số 03 bộ phận cấu thành chủ yếu (gồm: móng, khung - tường, mái) được xếp vào loại bền chắc hoặc 02 trong tổng số 03 bộ phận không đảm bảo “3 cứng” theo điểm b của Mục này.”
Theo đó, nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 01 trong tổng số 03 bộ phận cấu thành chủ yếu (gồm: móng, khung - tường, mái) được xếp vào loại bền chắc hoặc 02 trong tổng số 03 bộ phận không đảm bảo “3 cứng” theo điểm b của Mục này.
Tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới: Đảm bảo diện tích ở dân cư tối thiểu tại khu vực đồng bằng đạt từ 14m2/người trở lên? (Hình từ internet)
Đảm bảo diện tích ở tối thiểu tại khu vực đồng bằng đạt từ 14m2/người trở lên thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 2307/BXD-QHKT năm 2022 hướng dẫn về nhà ở nông thôn đạt chuẩn như sau:
“b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nến, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ Nền cứng” là nền, móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nên như: vữa xi măng - cát, bê tông cốt thép, gạch, đá.
+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả mong đỡ. Khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đả hoặc làm từ gỗ bền chắc.
+ “Mái cứng" gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bên chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt đã nêu tại điểm a của Mục này.
UBND cấp tỉnh căn cứ theo điều kiện thực tế tại địa phương quy định cụ thể.
- Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 30m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt, thu gom các loại chất thải (nước thải và chất thải rắn); Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.”
Như vậy, đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 30m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên đảm bảo tiêu chí số 09 về nhà ở dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.