Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay? Hướng dẫn cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?
Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay?
Uốn ván là một bệnh cấp tính nặng, có khả năng gây tử vong do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra đặc trưng bởi các cơn co giật trên nền tăng trương lực cơ.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc uốn ván hàng năm là 0,1 - 0,2 trường hợp/1 triệu dân với tỷ lệ tử vong là 13,2%. Ở các nước đang phát triển, có khoảng 1 triệu trường hợp uốn ván mỗi năm với 300 nghìn đến 500 nghìn ca tử vong. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc uốn ván hàng năm là 1,87 trường hợp/100.000 dân với tỷ lệ tử vong dưới 5%.
(Theo Quyết định 5642/QĐ-BYT năm 2015 về tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành).
Hiện nay, tiêm phòng uốn ván trở nên cần thiết và được nhiều người quan tâm. Để trả lời được vấn đề tiêm uốn ván bao nhiêu tiền thì cần lưu ý hiện nay có rất nhiều loại vacxin tiêm uốn ván. Do đó, tùy thuộc vào từng loại vacxin cụ thể mà câu trả lời cho vấn đề tiêm uốn ván bao nhiêu tiền có thể khác nhau.
Cụ thể tham khảo giá một số loại vacxin tiêm uốn ván sau được niêm yết trên trang chủ của VNVC như sau:
Một số loại vacxin tiêm uốn ván
Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa
Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
Vắc xin 3 trong 1 Adacel
Vắc xin 3 trong 1 Boostrix
Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td)
Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT)
Huyết thanh uốn ván (SAT)
Bảng giá vacxin tiêm uốn ván cụ thể:
Phòng bệnh | Tên vắc xin | Nước sản xuất | Giá bán lẻ/liều (VNĐ) | Giá ưu đãi/liều (VNĐ) |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib | Pentaxim | Pháp | 795.000 | |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B | Infanrix Hexa (6in1) | Bỉ | 1.015.000 | 996.000 |
Hexaxim (6in1) | Pháp | 1.048.000 | 996.000 | |
Phòng uốn ván | Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) | Việt Nam | 149.000 | |
Huyết thanh uốn ván (SAT) | Việt Nam | 175.000 | ||
Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà | Adacel | Canada | 695.000 | |
Boostrix | Bỉ | 795.000 | ||
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt | Tetraxim | Pháp | 558.000 | |
Bạch hầu – Uốn ván | Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td) – Lọ 0,5ml | Việt Nam | 179.000 |
Lưu ý: Trên đây là bảng giá tham khảo tại một đơn vị tiêm chủng cụ thể (VNVC), bảng giá vacxin tiêm uốn ván tại các cơ sở khác có thể có giá khác.
Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?
Theo thông tin tại Cổng thông tin Cục Y tế dự phòng thì cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván được hướng dẫn như sau:
+ Trường hợp người bị thương đã được tiêm TT (giải độc tố uốn ván (tetanus toxoid: TT)) đầy đủ:
(1) Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn và liều TT cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT;
(2) Đối với vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm trước đó chưa được tiêm TT thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT ngay trong ngày bị thương.
+ Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng TT thì phải được tiêm 1 liều TT ngay càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm TIG.
+ Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản, chưa được tiêm đủ 3 liều TT hoặc không rõ tiền sử tiêm TT và có vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì phải chỉ định tiêm TIG (globulin miễn dịch uốn ván (tetanus immune globulin: TIG)) với liều thấp nhất là 250 IU (hoặc SAT (huyết thanh kháng độc tố uốn ván (tetanus antitoxic serum: SAT)) với liều 1500-5000 IU). Có thể tiêm TT, tiêm TIG hoặc SAT cùng một lúc, nhưng phải dùng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác nhau.
- Nếu tiêm SAT có nguồn gốc từ động vật thì phải thử phản ứng để phòng sốc phản vệ bằng cách tiêm trong da 0,02 ml dung dịch kháng độc tố pha loãng 1:100 với nước muối sinh lý đồng thời chuẩn bị sẵn một bơm tiêm với adrenalin. Trường hợp người bị thương đã có lần được tiêm huyết thanh động vật thì trước khi tiêm phải thử phản ứng nội bì với kháng độc tố được pha loãng 1/1.000 và có đối chứng âm tính bằng tiêm nước muối sinh lý. Đọc kết quả sau khi thử phản ứng từ 15 - 20 phút. Nếu chỗ đối chứng âm tính và chỗ thử kháng độc tố xuất hiện nốt phỏng với quầng đỏ rộng 3 mm thì đó là kết quả thử dương tính và cần phải làm giải mẫn cảm.
Giá dịch vụ tiêm chủng được quy định như thế nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì giá dịch vụ tiêm chủng được quy định như sau:
Đầu tiên, giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:
- Giá mua vắc xin;
- Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;
- Chi phí dịch vụ tiêm chủng.
Tiếp đó, chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
- Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
- Tiền vật tư tiêu hao;
- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
- Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
- Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
Lưu ý: Không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.