Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Đưa ông táo về trời ngày mấy dương lịch năm 2025?
Có thể tham khảo tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025 như sau:
Nhiều người cho rằng sau khi làm lễ tiễn Táo quân chầu trời, các vị thần đi vắng nên gia chủ có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón ông Công ông Táo trở về, khu vực thờ cúng sạch sẽ, nghiêm trang. Ngược lại, có gia đình lại tỉa chân hương, dọn bàn thờ sạch sẽ xong mới cúng Táo quân. Về việc này, có nhiều luồng ý kiến đưa ra nhiều quan điểm, mọi người có thể lựa chọn cách làm phù hợp với gia đình mình.
(1) Quan điểm 1
Theo đó, tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025, việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng ông Công ông Táo.
Nếu cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng thì chiều có thể tiến hành nghi lễ bao sái ban thờ. Còn nếu cúng vào chiều 23 tháng Chạp phải đến sáng hôm sau mới được thực hiện các nghi lễ đó. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.
(2) Quan điểm 2
Có ý kiên, thực tế không có tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên rút tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Khi thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh... gia chủ nên lau dọn ngay hoặc lên lịch dọn bàn thờ định kỳ, bao nhiêu ngày làm một lần chứ không phải chờ đến cận Tết âm lịch mới làm.
Nhiều người quan niệm phải chờ đến ngày 23 tháng Chạp mới tỉa chân hương và lau chùi nhưng đó là suy nghĩ chưa đúng. Thậm chí nhiều nhà còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp từ năm này qua năm khác. Nếu làm như vậy chỉ để khoe việc mình là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng thì càng không tốt.
Việc thờ cúng tập trung vào lòng thành hiếu đễ, tri ân tổ tiên, mong thần linh phù hộ nên cần sự khiêm tốn. Vì vậy, việc bài trí bàn thờ tránh rơi vào việc đặt nặng hình thức bề ngoài mà quên đi sự thành tâm.
Gia chủ không nên để quá nhiều chân hương trong bát vì bản chất chân hương chỉ là rác, để nhiều bàn thờ sẽ nhanh bẩn. Khi tỉa chân hương để lại số chân hương lẻ 3, 7, 9... là được.
(3) Quan điểm 3
Đã là lễ bái cần phải sạch sẽ không chỉ ban thờ mà cả người.
Vì vậy, trước khi cúng bao giờ cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, lấy sinh khí tươi mới rồi mới lễ cúng. Do đó nên bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang sạch sẽ trước khi cúng.
Và trước khi thực hiện bao sái, quan niệm của người xưa là phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương vái xin tỉa chân nhang và bao sái ban thờ. Sau đó mới cúng ông Công ông Táo. Thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.
Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc lau dọn bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, hàng tuần, hàng tháng chứ không nhất thiết vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ.
*Lưu ý: Thông tin về tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025 chỉ mang tính chất tham khảo!
Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025? (Hình ảnh Internet)
Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
Đầu tiên cần phải chú ý khi thực hiện việc tỉa chân hương hay nghi thức cúng Táo quân, người làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo gọn gàng, lịch sự.
Bát hương đã an vị từ trước nên khi dọn không được tự ý di chuyển. Lúc rút cân hương phải dùng tay giữ để bát hương không xê dịch.
Trước khi rút tỉa chân hương nên thắp 3 nén hương thành kính, xin gia thần và tổ tiên cho phép thực hiện việc dọn dẹp, rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ. Khi hương cháy hết thì bắt đầu thực hiện công việc.
Lau bát hương trước rồi mới đến các loại đồ thờ. Chân hương tỉa xong hóa thành tro rồi đổ vào gốc cây hoặc ao hồ nước sạch.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đốt vàng mã cúng Tết ông Công, ông Táo cần lưu ý điều gì?
Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này..
Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng Tết ông Công ông Táo không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã (tại nơi tổ chức lễ hội) khi cúng Tết ông Công ông Táo người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.
Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
Đối với tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp đôi đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.