Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để làm gì? Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước là gì?
Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để làm gì? Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 25/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước
1. Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc hoặc một tỉnh.
2. Nội dung Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước:
Nội dung Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, xã hội; thông tin chung về cơ sở, chính sách kế toán áp dụng; thông tin bổ sung, phân tích về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ nhà nước; thuyết minh, giải trình về chênh lệch thông tin trọng yếu giữa Báo cáo tài chính nhà nước và Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Biểu mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc hoặc một tỉnh.
Về nội dung thì nội dung chính của thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, xã hội; thông tin chung về cơ sở, chính sách kế toán áp dụng; thông tin bổ sung, phân tích về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ nhà nước; thuyết minh, giải trình về chênh lệch thông tin trọng yếu giữa Báo cáo tài chính nhà nước và Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để làm gì? Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước là gì?
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu huyết minh báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc và tỉnh:
Quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 25/2017/NĐ-CP có quy định:
Quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước
1. Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
3. Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Theo đó, đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước có các quyền và trách nhiệm như sau:
- Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
- Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.