Thuế tối thiểu toàn cầu 2024 và những điều cần biết khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD?
Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD là gì? Mức thuế suất là bao nhiêu?
Nghị quyết 107/2023/QH15 giải thích quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là các quy định tại Nghị quyết này và các quy định của Chính phủ phù hợp với bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu mà Việt Nam là thành viên.
Cụ thể, thuế tối thiểu toàn cầu là Trụ cột 2 của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting - BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013.
Theo đó, mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất (trừ những trường hợp tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15.
Và khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung phần chênh lệch so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi đặt trụ sở chính.
Nguồn: www.trungtamwto.vn
Xem thêm:
Thuế tối thiểu toàn cầu 2024 và những điều cần biết khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD?
Khi nào Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 107/2023/QH15, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.
Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD?
Tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định rõ người nộp thuế tối thiểu toàn cầu là Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên.
Và 07 đối tượng không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/01/2024 theo Nghị quyết 107/2023/QH15 bao gồm:
- Tổ chức của chính phủ;
- Tổ chức quốc tế;
- Tổ chức phi lợi nhuận;
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định trên.
Cách tính thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định cách tính thuế tối thiểu toàn cầu như sau:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận tính thuế bổ sung) + Số thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế bổ sung được xác định theo công thức:
Tỷ lệ thuế bổ sung = Thuế suất tối thiểu - Thuế suất thực tế.
- Thuế suất tối thiểu là 15%.
- Thuế suất thực tế tại Việt Nam được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định theo công thức sau:
Thuế suất thực tế tại một nước được tính cho mỗi năm tài chính = Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước đó thuộc phạm vi áp dụng đã được điều chỉnh trong năm tài chính của các đơn vị hợp thành tại nước đó / Thu nhập ròng tại nước đó trong năm tài chính theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- Lợi nhuận tính thuế bổ sung = Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu - Giá trị tài sản hữu hình và tiền lương được giảm trừ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- Thu nhập ròng được xác định theo công thức:
Thu nhập ròng = Thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành - Lỗ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành.
Kê khai thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 của Quốc hội quy định:
- Đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn:
Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung: Chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.
- Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu:
Thời hạn nộp Tờ khai thông tin, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung:
Chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên; chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.