Thực hiện được những giao dịch điện tử nào trên Cổng thông tin một cửa quốc gia? Trao đổi thông tin trên Cổng thông tin một cửa như thế nào?
- Thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như thế nào?
- Có thể thực hiện những giao dịch điện tử nào trên Cổng thông tin một cửa quốc gia?
- Chứng từ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia có giá trị pháp lý như thế nào?
Thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT quy định như sau:
Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
1. Các thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
c) Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
2. Việc ra quyết định trên Cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Các cơ quan xử lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế xử lý, cấp phép, giấy chứng nhận, xác nhận đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho người khai và gửi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tới cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và các kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển tới hệ thống thông quan của cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy theo quy định trên thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
- Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành.
- Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
Có thể thực hiện những giao dịch điện tử nào trên Cổng thông tin một cửa quốc gia?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT quy định các giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia bao gồm:
- Khai, nhận, phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Tiếp nhận và chuyển thông tin khai từ Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các hệ thống xử lý chuyên ngành.
- Nhận kết quả xử lý từ các hệ thống xử lý chuyên ngành tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Trao đổi thông tin giữa các hệ thống xử lý chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thực hiện được những giao dịch điện tử nào trên Cổng thông tin một cửa quốc gia? Trao đổi thông tin trên Cổng thông tin một cửa như thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng từ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ hành chính một cửa
1. Các loại chứng từ điện tử:
Chứng từ điện tử gồm có:
a) Thông tin khai dưới các hình thức: tờ khai, đơn đăng ký, đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc loại khác để thực hiện thủ tục hành chính trong danh mục các thủ tục hành chính một cửa;
b) Kết quả xử lý của Cơ quan xử lý dưới các hình thức: quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng hóa về bảo quản, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tương ứng với thủ tục hành chính trong danh mục các chứng từ điện tử quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thông báo chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.
2. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử:
a) Chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ giấy;
b) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu do các Bộ xây dựng đối với các thủ tục hành chính một cửa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Chứng từ điện tử phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Chứng từ điện tử phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa trong trường hợp người khai đăng ký sử dụng chữ ký số;
e) Việc tạo lập, chuyển đổi chứng từ điện tử từ chứng từ giấy và ngược lại được thực hiện theo pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
3. Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy như bản chụp (bản scan): do các Bộ công bố theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
4. Chứng từ giấy: Hình thức, nội dung, phương thức nộp, xuất trình của các chứng từ giấy trong hồ sơ hành chính một cửa tuân thủ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đối với thủ tục hành chính đó.
Như vậy theo quy định trên chứng từ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia có giá trị như chứng từ giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.