Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước dịp Tết Âm lịch 2023?
- Tiếp tục thực hiện giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cuối năm 2022 - đầu năm 2023?
- Chỉ đạo không được để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu dịp tết Âm lịch 2023 của Chính phủ được giao cho cơ quan nào thực hiện?
- Tình hình cắt giảm lao động vào dịp Tết âm lịch 2023 phải được theo dõi vào báo cáo như thế nào?
Tiếp tục thực hiện giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cuối năm 2022 - đầu năm 2023?
Tại Nghị quyết 156/NQ-CP 2022 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Chính phủ đã thảo luận làm rõ và kết luận nhiều vấn đề về Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022 tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp tháng cuối năm 2022
Trong đó, nhìn chung tình hình có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên do còn nhiều hạn chế và thách thức.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;
- Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, chủ thể có trách nhiệm theo dõi sát, nắm chắc tình hình quốc tế, trong nước, phản ứng chính sách kịp thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành chính;
- Phải chủ động, tích cực giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2022.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước dịp Tết Âm lịch 2023? (Hình từ Internet)
Chỉ đạo không được để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu dịp tết Âm lịch 2023 của Chính phủ được giao cho cơ quan nào thực hiện?
Về nội dung này tại tiểu mục 5 Mục I Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2022 có nêu những nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp thực hiện trong giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Tiếp tục phát triển mạnh thị trường nội địa và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế; khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; chủ động, tích cực có các giải pháp ứng phó với các biện pháp, hàng rào kỹ thuật, các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, quyết định thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện theo thẩm quyền theo đúng Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 151/TB-VPCP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ; làm tốt công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống theo quy định; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong cuối năm 2022 và dịp Tết âm lịch Quý Mão năm 2023.
Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan khác bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống theo quy định; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong cuối năm 2022 và dịp Tết âm lịch Quý Mão năm 2023.
Tình hình cắt giảm lao động vào dịp Tết âm lịch 2023 phải được theo dõi vào báo cáo như thế nào?
Về nội dung này tại tiểu mục 10 Mục I Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2022 có xác định trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian tới như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết âm lịch Quý Mão năm 2023 bảo đảm an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là trong dịp Tết âm lịch Quý Mão năm 2023; thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động,
- Có biện pháp động viên người lao động sau Tết sớm trở lại làm việc, nắm bắt tình hình về nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn để có phương án tổ chức kết nối cung - cầu lao động, hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết; hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn được vui đón Tết; hạn chế phát sinh tranh chấp lao động và đình công trước, trong và sau dịp Tết âm lịch Quý Mão năm 2023.
- Theo dõi, nắm bắt tình hình cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là vào dịp năm mới 2023 và Tết âm lịch Quý Mão, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các địa phương có liên quan rà soát danh sách người lao động bị mất, giảm việc làm trên cơ sở đồng bộ dữ liệu quốc gia về dân nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung để khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ.
- Khẩn trương cập nhật, hoàn thiện Hệ thống dịch vụ công kết nối với Phần mềm dịch vụ công liên thông, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội để thực hiện nhóm dịch vụ công đăng ký khai tử cho đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội; hoàn thành việc tổng hợp dữ liệu của các đối tượng liên quan trong tháng 12 năm 2022 để đồng bộ làm sạch với dữ liệu dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.