Thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ, giải pháp trong chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 của Chính phủ phải không?
- Thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ, giải pháp trong chiến lược phòng chống tham nhũng 2023?
- Nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là gì?
- Quan điểm của Chính phủ trong Chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 thể hiện như thế nào?
- Lộ trình thực hiện chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 của Chính phủ ra sao?
Thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ, giải pháp trong chiến lược phòng chống tham nhũng 2023?
Việc thực hiện chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ chỉ đạo ở Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030, theo đó:
III. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
...
đ) Thực hiện chuyển đổi số và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
Theo đó, việc thực hiện chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ, giải pháp trong chiến lược phòng chống tham nhũng 2023? (Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là gì?
Nhằm thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng thì Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như sau:
Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng thông qua:
+ Tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, nhất là trong phối hợp, chia sẻ thông tin, thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhằm thu hồi tài sản bị tẩu tán hoặc truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài; ký kết mới điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc tham gia các khuôn khổ hợp tác quốc tế khác có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về tố tụng tư pháp, tương trợ tư pháp đáp ứng các yêu cầu trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài;
+ Nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo hướng tích cực, chủ động, thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng;
+ Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về phòng, chống tham nhũng với các đối tác, tổ chức quốc tế; nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Quan điểm của Chính phủ trong Chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 thể hiện như thế nào?
Chính phủ đã nêu rõ quan điểm trong Chiến lược phòng chống tham nhũng tại Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như sau:
+ Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;
+ Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc;
+ Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt về phòng, chống tham nhũng.
Lộ trình thực hiện chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 của Chính phủ ra sao?
Lộ trình thực hiện chiến lược phòng chống tham nhũng 2023 của Chính phủ được đề cập cụ thể tại Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như sau:
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026)
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
* Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.