Thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững được hướng dẫn tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT như thế nào?

Thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững được hướng dẫn tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững được hướng dẫn tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn cơ chế tổ chức thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững như sau:

(1) Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững; huy động các nguồn tài chính trong nước và nước ngoài hỗ trợ kinh doanh bền vững; phát triển nền tảng thông tin kết nối khách hàng doanh nghiệp kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư.

(2) Tổ chức hội nghị, hội thảo tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bền vững.

Thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững được hướng dẫn tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT như thế nào?

Thúc đẩy nguồn tài chính cho kinh doanh bền vững được hướng dẫn tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Kinh doanh bền vững là mô hình kinh doanh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT có thể hiểu kinh doanh bền vững là các mô hình kinh doanh quy định tại Chương trình 167 (Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm:

- Mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh doanh trong đó các công đoạn xây dựng chiến lược, tầm nhìn doanh nghiệp, hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo quy định tại Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020; và thực hiện một hoặc nhiều biện pháp để đạt được tiêu chí, kinh tế tuần hoàn theo quy định tại Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Mô hình kinh doanh bao trùm là mô hình kinh doanh huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; trong đó, người thu nhập thấp có thể tham gia với vai trò là nhà cung ứng, khách hàng, nhà phân phối hay có thể là người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra các giá trị chia sẻ;

- Mô hình kinh doanh phát triển bền vững theo khung môi trường, xã hội và quản trị (sau đây gọi tắt là Mô hình kinh doanh áp dụng ESG) là mô hình kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo hài hoà các yếu tố bền vững về các mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và quản trị.

Có những nguyên tắc thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì có những nguyên tắc thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ sau:

(1) Nguyên tắc đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá mức độ áp dụng mô hình kinh doanh bền vững trong doanh nghiệp:

- Việc đánh giá mức độ áp dụng mô hình kinh doanh bền vững trong doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc tự nguyện;

- Tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững sử dụng bộ công cụ đã được đăng tải trên Cổng thông tin doanh nghiệp tại địa chỉ http://business.gov.vn hoặc tự nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT để thực hiện đánh giá và hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Các doanh nghiệp được đánh giá đạt từ 50% tổng số điểm trở lên của bộ công cụ được hỗ trợ các nội dung theo quy định tại Điều 13, 14 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT.

(2) Căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong năm, tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững theo nguyên tắc sau:

- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững đăng ký nhu cầu trước được hỗ trợ trước;

- Doanh nghiệp kinh doanh bền vững do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp kinh doanh bền vững sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước.

(3) Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình 167.

(4) Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ từ nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ, bên tham gia đóng góp kinh phí (trường hợp có thỏa thuận), hoặc theo quy định của tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững (trường hợp không có thoả thuận). Cơ chế thực hiện (quy trình, thủ tục, nội dung và chi phí thực hiện, trách nhiệm của các bên liên quan) và việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

431 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào