Thủ tục thực hiện chế độ bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ bao gồm những bước như thế nào?
Điều kiện để được công nhận là bệnh binh bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh như sau:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 46 Nghị định 131/2021/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện để được công nhận là bệnh binh:
- Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 là thực hiện các nhiệm vụ sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai."
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 48 Nghị định 131/2021/NĐ-CP về căn cứ cấp giấy chứng nhận bị bệnh:
- Kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc Giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh.
- Báo cáo xảy ra vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh.
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án trong ngày hoặc ngay sau ngày thực hiện nhiệm vụ thể hiện quá trình điều trị bệnh do có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).
Trường hợp chưa điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có phiếu khám sức khỏe định kỳ hoặc phiếu kiểm tra sức khỏe được xác nhận trong thời gian 01 năm sau khi thực hiện nhiệm vụ có ghi nhận tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm.
Thành phần hồ sơ công nhận bệnh binh đang phục vụ tại ngũ bao gồm những gì?
Theo thủ tục hành chín ban hành kèm theo Quyết định 4576/QĐ-BQP năm 2023 quy định về thành phần hồ sơ công nhận bệnh binh với quân nhân đang phục vụ tại ngũ.
Thành phần hồ sơ công nhận bệnh binh với quân nhân đang phục vụ tại ngũ bao gồm:
- Đơn đề nghị.
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án trong ngày hoặc ngay sau ngày thực hiện nhiệm vụ thể hiện quá trình điều trị bệnh do có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an);
Trường hợp chưa điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có phiếu khám sức khỏe định kỳ hoặc phiếu kiểm tra sức khỏe được xác nhận trong thời gian 01 năm sau khi thực hiện nhiệm vụ có ghi nhận tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm;
- Kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc Giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh;
- Báo cáo xảy ra vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh;
- Giấy chứng nhận bị bệnh (Mẫu số 36 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
- Giấy giới thiệu khám giám định y khoa (Mẫu số 38 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
- Phiếu thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận thương binh/bệnh binh (Mẫu số 91 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP)
- Biên bản giám định y khoa (Mẫu số 78 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP)
- Giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng (Mẫu số 40 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP);
- Các văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Thủ tục thực hiện chế độ bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ bao gồm những bước như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thực hiện chế độ bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ bao gồm những bước nào?
Tại thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4576/QĐ-BQP năm 2023 quy định về thực hiện chế độ bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ như sau:
- Cá nhân có đơn đề nghị gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 131/2021/NĐ-CP:
Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án trong ngày hoặc ngay sau ngày thực hiện nhiệm vụ thể hiện quá trình điều trị bệnh do có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).
Trường hợp chưa điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có phiếu khám sức khỏe định kỳ hoặc phiếu kiểm tra sức khỏe được xác nhận trong thời gian 01 năm sau khi thực hiện nhiệm vụ có ghi nhận tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm.
- Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 06 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xác lập, hoàn thiện hồ sơ quy định tại Điều 48 Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
Cấp giấy chứng nhận bị bệnh theo Mẫu số 36 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.
- Cục Chính sách trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định);
Hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.
- Cục Chính trị quân khu trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.
- Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện theo phân cấp, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định có trách nhiệm:
Tổ chức khám giám định bệnh tật theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với các bệnh tật theo giấy giới thiệu và giấy chứng nhận bị bệnh, ban hành biên bản giám định y khoa, gửi biên bản về cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định;
Trường hợp chưa ban hành biên bản giám định y khoa phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định và nêu rõ lý do.
Trường hợp kết quả giám định bệnh tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định thì:
Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng giám định y khoa, có trách nhiệm cấp giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng cho đối tượng theo Mẫu số 40 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn có một số quy định khác về thủ tục công nhận bệnh binh với quân nhân đang phục vụ tại ngũ:
- Cách thức thực hiện: Qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 70 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (thời gian cụ thể quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại).
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan, đơn vị; Cục Chính sách; Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng Giám định y khoa; Hội đồng Giám định y khoa.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi (Mẫu số 63 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP); giấy chứng nhận người có công/thân nhân liệt sĩ (Mẫu số 102 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
- Lệ phí: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân;
+ Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm là thực hiện các nhiệm vụ sau: Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.