Thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng ra sao?

Tôi muốn thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng ra sao? - câu hỏi của chị Trà (Bến Tre).

Thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng như sau:

Bước 1: Trong trường hợp bất khả kháng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thỏa thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đạt được thống nhất với nhà thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng để xem xét, chấp thuận.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.

Bước 5: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng.

Thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng ra sao?

Thủ tục tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng ra sao?

Hồ sơ đề nghị chấp nhận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng bao gồm:

- Văn bản đề nghị chấp thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng;

- Văn bản đề xuất của nhà thầu (nếu có);

- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

Hợp đồng dầu khí chấm dứt hiệu lực khi nào?

n cứ vào Điều 35 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí
1. Hợp đồng dầu khí chấm dứt hiệu lực theo quy định tại hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được gia hạn theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 31 của Luật này.
2. Hợp đồng dầu khí kết thúc trước thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng với điều kiện nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và phải thông báo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước 06 tháng so với thời điểm đề xuất chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 31 Luật Dầu khí 2022 và khoản 4 Điều 31 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:

Thời hạn hợp đồng dầu khí
....
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 3 Điều này trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.

Theo đó, hợp đồng dấu khí chấm dứt hiệu lực khi:

- Hợp đồng dầu khí chấm dứt hiệu lực theo quy định tại hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn hợp đồng dầu khí nhưng không được gia hạn.

+ Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương.

+ Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí trên cơ sở thẩm định của Bộ Công thương.

- Hợp đồng dầu khí kết thúc trước thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng với điều kiện nhà thầu phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và phải thông báo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước 06 tháng so với thời điểm đề xuất chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
928 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào