Thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
- Thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
- Thành phần hồ sơ quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
- Thời hạn giải quyết quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là khi nào?
Thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 10 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Đối với chương trình mục tiêu quốc gia:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư công 2019.
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Đối với chương trình đầu tư công:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư công 2019.
Bước 3: Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Đối với dự án quan trọng quốc gia:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư công 2019;
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
Bước 5: Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
Trong trường hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan chủ trì thẩm định chương trình, dự án, quy trình thực hiện như sau:
- Dự án không có cấu phần xây dựng:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Bước 2: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
Bước 3: Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công;
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
- Trình tự lập thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ dự án quan trọng quốc gia.
- Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao? (Hình từ internet)
Thành phần hồ sơ quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 10 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thành phần hồ sơ quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Thời hạn giải quyết quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là khi nào?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 10 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thời hạn giải quyết quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày;
- Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;
- Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.