Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
- Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương ra sao?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương là gì?
Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau:
Trình tự thực hiện:
- Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính.
Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
Thành phần, số lượng hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định thành phần hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng bao gồm:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp
- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, cụ thể như sau:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn cụ thể:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
++ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
++ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
++ Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
++ Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012
+ Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012
+ Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
+ Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
+ Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012;
+ Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
+ Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.