Thủ tục kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào?
Hồ sơ kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGTVT sửa đổi Điều 9 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ kiểm tra
Hồ sơ kiểm tra bao gồm:
1. 01 (một) bản chính hoặc bản khai biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công) hoặc 01 (một) bản sao (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hồ sơ thiết kế thiết bị đã được thẩm định; bản kê các tổng thành, bộ phận chính sử dụng để sản xuất, hoán cải thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo báo cáo kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm.”.
Theo đó, hồ sơ kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải gồm có những giấy tờ như sau:
- 01 (một) bản chính hoặc bản khai biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT.
- 01 (một) bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công) hoặc 01 (một) bản sao (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hồ sơ thiết kế thiết bị đã được thẩm định.
- Bản kê các tổng thành, bộ phận chính sử dụng để sản xuất, hoán cải thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT kèm theo báo cáo kết quả thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm.
Thủ tục kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào? (Hình từ internet)
Phương thức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
Phương thức, địa điểm kiểm tra
1. Phương thức kiểm tra:
a) Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải đơn chiếc: Kiểm tra từng thiết bị;
b) Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải hàng loạt: Kiểm tra 01 thiết bị lấy ngẫu nhiên trong lô thiết bị cùng kiểu loại đã được cơ sở sản xuất kiểm tra đạt chất lượng.
2. Địa điểm kiểm tra: Tại cơ sở sản xuất.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phương thức kiểm tra cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải gồm có:
- Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải đơn chiếc: Kiểm tra từng thiết bị;
- Đối với thiết bị sản xuất, hoán cải hàng loạt: Kiểm tra 01 thiết bị lấy ngẫu nhiên trong lô thiết bị cùng kiểu loại đã được cơ sở sản xuất kiểm tra đạt chất lượng.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGTVT sửa đổi Điều 11 Thông tư 35/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
Thực hiện kiểm tra
1. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công đến Cơ quan kiểm tra 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
b) Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì xác nhận và thông báo thời gian kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ;
c) Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định: Nếu không đạt thì lập biên bản kiểm tra ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm tra thông báo tới tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
Theo đó, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận thiết bị trong sản xuất, hoán cải được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công đến Cơ quan kiểm tra 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 21/2023/TT-BGTVT;
Bước 2: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì xác nhận và thông báo thời gian kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định: Nếu không đạt thì lập biên bản kiểm tra ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm tra thông báo tới tổ chức, cá nhân.
Nếu đạt thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
Thông tư 21/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.