Thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như thế nào?
- Thành phần hồ sơ điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi là bao lâu?
- Thủ tục quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 11 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư công 2019 và Nghị định của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
- Đối với chương trình, dự án nhóm A, B, C:
+ Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định điều chỉnh dự án không có cấu phần xây dựng:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Bước 2: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
Bước 3: Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư công 2019
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
+ Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định điều chỉnh dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Trường hợp điều chỉnh nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện dẫn đến thay đổi nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư: Cơ quan chủ quản thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 19 Nghị định 114/NĐ-CP trước khi thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án.
- Trường hợp điều chỉnh nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện dẫn đến sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
+ Trên cơ sở Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, cơ quan chủ quản phối hợp với cơ quan đề xuất ký kết thực hiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
+ Trường hợp điều chỉnh nội dung chương trình, dự án không dẫn đến điều chỉnh nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản điều chỉnh Quyết định đầu tư trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để làm căn cứ sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Thủ tục điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 11 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thủ tục thành phần hồ sơ điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
- Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi Đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Số lượng hồ sơ điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi: 05 bộ tài liệu
Thời hạn giải quyết điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 11 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thời hạn giải quyết điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
- Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
- Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày;
- Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;
- Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày.
Thủ tục quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo quy định tiểu mục 12 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thủ tục quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan được lấy ý kiến có văn bản góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thực hiện dự án, phi dự án. Nội dung quyết định chủ trương thực hiện dự án gồm:
- Tên dự án, phi dự án;
- Nhà tài trợ, đồng tài trợ (nếu có);
- Mục tiêu;
- Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn (vốn ODA không hoàn lại và vốn đối ứng);
- Phương thức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.