Thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Nhà đầu tư trong nước có phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không?
Thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có nội dung quy định về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài như sau:
Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường
...
2. Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, khi lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư chỉ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà đầu tư trong nước mà không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngược lại.
Đối với quy định áp dụng cho nhà đầu tư trong nước thì thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì có thể được áp dụng thêm các quy định trong các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020, quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, như sau:
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư trong nước có phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.