Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương gồm những gì?
Lễ hội cấp trung ương nào phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định:
Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Theo đó, lễ hội cấp trung ương phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương gồm những gì?
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 46 Mục A6 Phần I Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 thì Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được thực hiện như sau:
- Về đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ chức lễ hội.
- Về Cơ quan giải quyết TTHC: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Về Kết quả thực hiện TTHC:
+ Văn bản chấp thuận.
+ Văn bản trả lời nêu rõ lý do nếu không đồng ý.
Về trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi hồ sơ đăng ký đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày:
+ Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
+ Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
+ Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
+ Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
+ Các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội;
+ Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
- Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
Về cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Văn hóa cơ sở).
Về thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định.
Thành phần hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được quy định bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tiểu mục 46 Mục A6 Phần I Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 thì thành phần hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp trung ương được quy định bao gồm:
(1) Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời;
(2) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
(3) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội;
(4) Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống);
(5) Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
Về số lượng hồ sơ thì chủ thể thực hiện đăng ký chỉ cần chuẩn bị 01 (bộ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.