Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ như thế nào? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi: Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ như thế nào? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có trách nhiệm gì? - Câu hỏi của anh Phú (Lâm Đồng)

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ như thế nào?

Việc thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ dựa trên quy định tại tiểu mục 18 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Cụ thể như sau:

- Bước 1:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Bước 2:

Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3:

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đến nhận Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ như thế nào? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có trách nhiệm gì?

Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ như thế nào? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ gồm những gì? Điều kiện thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và tiểu mục 18 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ gồm:

- Báo cáo hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp;

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản công cụ hỗ trợ;

- Danh sách người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản và kinh doanh công cụ hỗ trợ;

- Hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp;

- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho bảo quản công cụ hỗ trợ;

- Giấy giới thiệu;

- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Về điều kiện thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, căn cứ khoản 2 Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Các điều kiện bao gồm:

- Tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;

- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;

- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;

- Chỉ được kinh doanh công cụ hỗ trợ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có những trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có các trách nhiệm sau:

- Thực hiện trách nhiệm tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

- Bố trí kho bảo quản công cụ hỗ trợ đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

- Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản công cụ hỗ trợ.

- Chỉ được mua công cụ hỗ trợ, đạn, phụ kiện để sản xuất công cụ hỗ trợ có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn dùng cho công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Chỉ được sửa chữa công cụ hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy phép của cơ quan Công an.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,092 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào