Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao?

Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao?

Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao?

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 54/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu.

Tải về Toàn văn Thông tư 54/2024/TT-BGTVT

Cụ thể, Thông tư 54/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu.

Thông tư 54/2024/TT-BGTVT đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu.

Thông tư 54/2024/TT-BGTVT không áp dụng đối với:

- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

- Xe cơ giới, phụ tùng xe cơ giới được nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại.

Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao? (Hình từ internet)

Thông tư 54/2024 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng ra sao? (Hình từ internet)

Nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 54/2024/TT-BGTVT quy định về nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng như sau:

- Đối với phương thức kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

+ Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

+ Xác định các kiểu loại có trong lô hàng. Chọn 01 mẫu ngẫu nhiên đối

với mỗi kiểu loại để kiểm tra đối chiếu xe mẫu với các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra và để thử nghiệm. Yêu cầu thử nghiệm đối với mỗi loại xe cơ giới được nêu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Kiểm tra, đánh giá lại hồ sơ sau khi người nhập khẩu bổ sung Báo cáo thử nghiệm an toàn, Báo cáo thử nghiệm khí thải.

- Đối với phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra.

- Đối với phương thức kiểm tra xác suất, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của các xe trong lô hàng và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

+ Xác định các kiểu loại có trong lô hàng. Chọn 01 mẫu ngẫu nhiên đối với mỗi kiểu loại và kiểm tra đối chiếu xe mẫu với các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trên đường chuyên dùng, nội bộ: ngoài các yêu cầu nêu trên, phải kiểm tra xe mẫu theo các nội dung quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ QCVN 119:2024/BGTVT;

+ Đối với xe máy chuyên dùng: ngoài các yêu cầu nêu trên, phải kiểm tra xe mẫu theo các nội dung quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng QCVN 13:2024/BGTVT, bao gồm: yêu cầu chung, hệ thống phanh (không áp dụng kiểm tra hiệu quả phanh), hệ thống điều khiển, hệ thống công tác (không áp dụng kiểm tra thử tải), hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, khí thải, tiếng ồn.

- Đối với phương thức kiểm tra từng xe chưa qua sử dụng, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của xe và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

+ Kiểm tra xác nhận thông số của xe, bao gồm: loại phương tiện, tình trạng phương tiện, nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại, nước sản xuất, năm sản xuất, thông số kỹ thuật cơ bản nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2024/TT-BGTVT đối với loại xe tương ứng và đảm bảo kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe tương ứng.

+ Kiểm tra khí thải của xe theo yêu cầu và phương pháp đo mức 4 đối với ô tô, mức 2 đối với xe mô tô, xe gắn máy quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

- Đối với phương thức kiểm tra từng xe đã qua sử dụng, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các tài liệu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, bao gồm cả các tài liệu tham chiếu theo quy định nêu tại điểm o khoản 2 Điều 5 của Thông tư 54/2024/TT-BGTVT;

+ Kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của xe và đối chiếu với danh sách số khung, số động cơ trong hồ sơ đăng ký kiểm tra;

+ Kiểm tra xác nhận thông số của xe, bao gồm: loại phương tiện, tình trạng phương tiện, nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại, nước sản xuất, năm sản xuất, thông số kỹ thuật cơ bản, thông số kỹ thuật đặc trưng (nếu có) nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2024/TT-BGTVT đối với loại xe tương ứng và đảm bảo kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe tương ứng.

+ Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Đối với xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ: kiểm tra theo yêu cầu quy định tại mục 2 “Quy định kỹ thuật” của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông đường bộ QCVN 122:2024/BGTVT (không áp dụng kiểm tra các hạng mục: biển số đăng ký, màu xe, biểu trưng, thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát, hiệu quả phanh và trượt ngang, độ lệch của đèn chiếu sáng phía trước).

Riêng khí thải phải đáp ứng được yêu cầu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng.

Đối với xe máy chuyên dùng: kiểm tra theo quy định tại mục 2.2 của Quy chuẩn quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng QCVN 13:2024/BGTVT (không áp dụng kiểm tra thử tải và kiểm tra hiệu quả phanh).

Kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng xe cơ giới ra sao?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 54/2024/TT-BGTVT quy định về kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng xe cơ giới như sau:

- Cơ quan chứng nhận tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dán nhãn năng lượng như sau:

+ Hàng năm, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ năng lượng và thực hiện dán nhãn của người nhập khẩu, kinh doanh xe nhập khẩu;

+ Kiểm tra đột xuất trong trường hợp nhận được phản ánh, khiếu nại về dấu hiệu vi phạm quy định liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng của người nhập khẩu, kinh doanh xe cơ giới nhập khẩu.

- Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng đối với mức tiêu thụ năng lượng đã được chứng nhận hoặc công bố, cơ quan chứng nhận yêu cầu người nhập khẩu phải thử nghiệm lại mức tiêu thụ năng lượng.

- Trường hợp phát hiện các vi phạm liên quan đến việc dán nhãn năng lượng, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương và nêu rõ nội dung vi phạm để Bộ Công Thương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

*Thông tư 54/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

458 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào