Thông tư 19/2024/TT-BGTVT sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô như thế nào?
Thông tư 19/2024/TT-BGTVT sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô như thế nào?
Ngày 3/6/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGTVT ban hành sửa đổi 01:2024 QCVN 33:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô.
Theo đó, Thông tư 19/2024/TT-BGTVT sửa đổi 01:2024 QCVN 33:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô như sau:
- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3.2
- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3.7
- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3.8
- Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3.15
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.1.1
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.1.2
- Bổ sung điểm 2.1.1.8
- Bổ sung điểm 2.1.1.9
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.2.3
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.2.4
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.2.5
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.3.1
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.4
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.4.1
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1.4.4
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2.1.1
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2.1.3
- Bổ sung điểm 2.2.1.4
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2.1.4 thành điểm 2.2.1.5
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2.1.5 thành điểm 2.2.1.6
- Bổ sung điểm 2.2.1.7
- Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2.2.2
- Sửa đổi, bổ sung điểm 3.1 như sau:
- Sửa đổi, bổ sung điểm 3.2.1.1
- Sửa đổi, bổ sung điểm 3.2.2
- Bãi bỏ Phụ lục E.
- Thay thế cụm từ “Camera-màn hình (CMS)” bằng cụm từ “Hệ thống Camera-màn hình (SMS)” tại các điểm 1.1.1, điểm 1.1.2, điểm 1.2, điểm 1.3.3, điểm 1.3.14, điểm 2.2, điểm 2.2.12, điểm 2.2.13, điểm 2.2.2, điểm 2.2.2.1, điểm 2.2.2.3, điểm 3.2, điểm 3.2.1.2, điểm D.2.1 Phụ lục D, điểm D.2.1.1 Phụ lục D, điểm D.2.1.2 Phụ lục D, điểm D.2.1.3 Phụ lục D, điểm D.2.2 Phụ lục D, điểm D.2.3 Phụ lục D, điểm D.2.4 Phụ lục D, điểm D.2.5 Phụ lục D, điểm D.2.5.3 Phụ lục D, điểm D.2.6 Phụ lục D của QCVN 33:2019/BGTVT.
Thông tư 19/2024/TT-BGTVT sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định kỹ thuật chung của gương dùng cho xe ô tô từ ngày 05/12/2024 thế nào?
Căn cứ tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 33:2019/BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19/2024/TT-BGTVT quy định kỹ thuật chung của gương dùng cho xe ô tô như sau:
Theo đó, quy định kỹ thuật chung của gương dùng cho xe ô tô từ ngày 05/12/2024 như sau:
(1) Trên gương phải có nhãn hiệu hoặc biểu tượng của nhà sản xuất. Nhãn hiệu hoặc biểu tượng của nhà sản xuất phải rõ ràng, dễ đọc và khó tẩy xóa.
Hiện hành: “Trên gương phải có tên thương mại hoặc ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất. Tên thương mại hoặc ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng và khó tẩy xóa.” |
(2) Tất cả các gương phải điều chỉnh được.
Hiện hành: “Tất cả các gương phải điều chỉnh được phạm vi quan sát. |
(3) Bán kính cong “c”
- Gương loại II đến loại VI:
Nếu mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ thì mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong "c" có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong "c" của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.
- Gương loại I:
Nếu mép của bề mặt phản xạ gương nằm trong vỏ bảo vệ thì mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong "c" có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu mép của bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì mép của bề mặt phản xạ phải có bán kính cong "c" có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.
(4) Bề mặt phản xạ của gương được lắp trên một giá đỡ phẳng, tất cả các chi tiết, kể cả vị trí điều chỉnh của giá đỡ, bao gồm các chi tiết vẫn gắn với vỏ bảo vệ, sau khi kiểm tra theo Phụ lục D của QCVN 33:2019/BGTVT, mà có khả năng tiếp xúc tĩnh với quả cầu có đường kính 165 mm (trong trường hợp gương loại I), hoặc đường kính 100 mm (trong trường hợp gương loại II đến loại VI) phải có bán kính cong "c" không nhỏ hơn 2,5 mm.
Mép của các lỗ hay các khe có đường kính hay đường chéo nhỏ hơn 12 mm thì không phải áp dụng các yêu cầu về bán kính "c" ở trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.
(5) Giá lắp gương lên xe phải được thiết kế như một hình trụ tròn, có trục của nó là trục hoặc một trong các trục, của trục quay hoặc xoay đảm bảo cho gương dịch chuyển theo hướng va chạm tới sát gần bề mặt lắp giá gương.
(6) Đối với gương loại II đến loại VI, các chi tiết được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu tại (3) và (4) của QCVN 33:2019/BGTVT.
(7) Đối với gương loại I, các chi tiết nêu tại (3) và (4) của QCVN 33:2019/BGTVT được làm bằng vật liệu với độ cứng nhỏ hơn 50 Shore A, được lắp trên một đế cứng, thì quy định ghi trong (3) và (4) của QCVN 33:2019/BGTVT chỉ áp dụng cho đế.
(8) Các yêu cầu quy định tại (4) của QCVN 33:2019/BGTVT không áp dụng đối với gương mà có cạnh dưới của gương được lắp không thấp hơn 2 m tính từ mặt phẳng đỗ xe khi xe ở điều kiện chất tải tương ứng với khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất.
(9) Các yêu cầu tại quy định (3) và (4) của QCVN 33:2019/BGTVT không áp dụng cho các bộ phận của bề mặt bên ngoài nhô ra dưới 5 mm, nhưng các góc hướng ra ngoài của bộ phận đó phải được làm cùn cạnh sắc và được coi là tối ưu khi các bộ phận đó nhô ra dưới 1,5 mm.
Thông tư 19/2024/TT-BGTVT có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Thông tư 19/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2024.
Lưu ý:
- Đối với hồ sơ thử nghiệm được đăng ký trước ngày Thông tư 19/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thì tiếp tục thử nghiệm và chứng nhận chất lượng theo QCVN 33:2019/BGTVT;
- Đối với những kiểu loại gương đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận theo QCVN 33:2019/BGTVT mà báo cáo thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận còn hiệu lực thì không phải thử nghiệm, chứng nhận lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.