Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới thay thế cho Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có gì nổi bật?

Tôi muốn hỏi Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới thay thế cho Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có gì nổi bật? - Câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích của Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia là gì?

Căn cứ vào Điều 1, Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi, đối tượng áp dụng và mục đích của Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Quy chế này quy định về thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Quy chế thi) bao gồm: Quy định chung; chuẩn bị tổ chức thi; đề thi; coi thi; chấm thi và phúc khảo; xử lý kết quả thi; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và khen thưởng; tổ chức thực hiện.

- Quy chế này áp dụng đối với các trưởng trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông (THPT); các sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); các đại học, học viện, trường đại học có trường THPT; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục đích, yêu cầu

- Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

- Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng.

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới thay thế cho Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có gì nổi bật? (Hình từ Internet)

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia có điểm gì nổi bật?

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia có những điều nổi bật như sau:

(1) Về số lượng thí sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ về số lượng thí sinh thi học sinh giỏi Quốc gia như sau:

- Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 10 thi sinh cho đội tuyển mỗi môn thi (riêng đơn vị dự thi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tối đa 20 thi sinh cho mỗi đội tuyển).

- Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn hằng năm do Bộ GDĐT triệu tập

(2) Về thi thực hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Môn thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi
....
3. Hình thức thi, thời gian làm bài thi:
a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Có hai buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học. Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; thời làm bài thi là 180 phút. Môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính; các môn khác thi theo hình thức viết trên giấy: các môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói, thí sinh có 05 phút chuẩn bị và 05 phút để ghi âm;
b) Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Có hai buổi thi đối với mỗi môn thị; riêng các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học có thêm một buổi thi thực hành; thời gian làm bài thi đối với môn Tin học là 300 phút/bài thi, môn Toán là 270 phút/bài thi, các môn còn lại là 240 phút bài thi. Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học là 180 phút.

Theo đó, Tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

(3) Tỉ lệ giải

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Chị xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi. 2. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
3. Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi:
Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quả 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
4. Tổ chấm thi xây dựng phương án xếp giải và trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi để xem xét xử lý theo quy định.

Theo đó, Quy chế mới tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế.

Cụ thể có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

(4) Bổ sung Giấy chứng nhận trong kỳ thi

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Cấp Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
a) Giấy chứng nhận học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi;
b) Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải
c) Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi.
2. Căn cứ kết quả của kỳ thi, Cục trưởng Cục QLCL cấp Giấy chứng nhận cho thí sinh. Giấy chứng nhận chỉ được cấp một lần.
3. Cục trưởng Cục QLCL có quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp nếu phát hiện người được cấp Giấy chứng nhận vi phạm Quy chế thi trong kỳ thi hoặc việc xếp giai và cấp Giấy chứng nhận được thực hiện không đúng quy định.

Theo đó, giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia Kỳ thi.

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2023 và thay thế Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012, Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2013 và Thông tư số 02/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023).

Theo như quy định trên, Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,818 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào