Thông tư 15 về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
- Đối tượng áp dụng quy định về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
- Nguyên tắc Quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
- Các nhiệm vụ nào thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
- Thông tư quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 có hiệu lực từ ngày nào?
Đối tượng áp dụng quy định về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020.
2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân quản lý, thực hiện và tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Như vậy, cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân quản lý, thực hiện và tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan sẽ là đối tượng áp dụng quy định về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030.
Thông tư 15 về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc Quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 phải thực hiện theo 03 nguyên tắc sau:
- Thực hiện theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Quản lý Chương trình bảo đảm công khai, minh bạch. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung, có hiệu quả thiết thực, bảo đảm phù hợp với mục tiêu chung của Chương trình.
- Sử dụng kinh phí của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật.
Các nhiệm vụ nào thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau:
Nhiệm vụ thuộc Chương trình
1. “Nhiệm vụ khoa học và công nghệ” thuộc Chương trình gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh được tuyển chọn hoặc giao trực tiếp để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định số 1322/QĐ-TTg, không bao gồm các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. “Nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao” để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình, bao gồm: thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất, chất lượng, tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực và hoạt động hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng quy định tại khoản 2, khoản 4, điểm c khoản 5 và khoản 6 Mục II Điều 1 Quyết định số 1322/QĐ-TTg và hoạt động quản lý chung Chương trình theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hoạt động quản lý chung của Chương trình bao gồm: điều phối, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình; tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra, thanh tra, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ; các cuộc họp, hội thảo, công tác trong nước và nước ngoài; Sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình và các hoạt động cần thiết khác do cơ quan quản lý Chương trình ở Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ngành và địa phương trực tiếp thực hiện.
Như vậy, có 02 nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 và được thực thiện theo quy định nêu trên.
Thông tư quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 có hiệu lực từ ngày nào?
Theo quy định tại Điều 48 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Như vậy, các quy định về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được áp dụng từ ngày 01/12/2022.
Xem chi tiết tại Thông tư 15/2022/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.