Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH về định mức đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài?

Định mức đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? chị B.N - Hà Nội.

Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH về định mức đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài?

Tại Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi điều chỉnh đối với định mức đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo 04 (bốn) ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Trung) cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm:

[1] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh cơ bản (quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[2] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh trong công việc (quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[3] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Hàn cơ bản (quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[4] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Hàn trong công việc (quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[5] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Nhật cơ bản (quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[6] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Nhật trong công việc (quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[7] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Trung cơ bản (quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

[8] Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Trung trong công việc (quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH).

Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH về định mức đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật như sau:

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo, được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên và thời gian đào tạo theo từng môn học cụ thể quy định tại Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH.

- Định mức kinh tế kỹ thuật ban hành tại Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH được sử dụng làm cơ sở để xây dựng và ban hành giá của dịch vụ đào tạo ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH căn cứ vào yêu cầu, điều kiện thực tế để áp dụng toàn bộ hoặc từng phần định mức ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH.

Quy định chung đối với định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng anh tại Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?

Tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH về quy định chung đối với định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng anh như sau:

- Tên môn học: Tiếng Anh cơ bản

- Trình độ đào tạo: Dưới 3 tháng

- Thời gian đào tạo: 285 giờ (Lý thuyết: 86 giờ; thực hành: 186 giờ; kiểm tra: 13 giờ)

- Đối tượng đào tạo: Lao động trong độ tuổi theo quy định, có đủ sức khỏe

- Chứng chỉ cấp khi hoàn thành khóa đào tạo: Chứng nhận đào tạo

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh cơ bản là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh cơ bản được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 sinh viên, lớp học thực hành 18 sinh viên, thời gian đào tạo là 285 giờ.

- Một số yếu tố chưa tính trong định mức gồm: Các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp; định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt cho quá trình đào tạo; định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ; chi phí của bộ máy quản lý chung; lợi nhuận của đơn vị thực hiện đào tạo.

- Công việc lao động gián tiếp phải thực hiện bao gồm: Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh; chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; tổ chức thi và tổng hợp kết quả; cấp chứng nhận đào tạo và quản lý hồ sơ đào tạo; thanh quyết toán kinh phí; lưu trữ hồ sơ,…

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,611 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào