Thông tư 06/2022/TT-BTNMT: Quy tắc thể hiện các yếu tố nội dung trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Tôi muốn được hỏi về quy định thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn rất nhiều.

Quy định về tổ chức các nhóm lớp dữ liệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Đối với quy định về tổ chức các nhóm lớp dữ liệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thì tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:

Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bao gồm các nhóm lớp dữ liệu sau:

- Nhóm lớp cơ sở toán học;

- Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính;

- Nhóm lớp dữ liệu dân cư;

- Nhóm lớp dữ liệu địa hình;

- Nhóm lớp dữ liệu giao thông;

- Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật;

- Nhóm lớp dữ liệu thủy văn;

Thông tư 06/2022/TT-BTNMT: Quy định thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Thông tư 06/2022/TT-BTNMT: Quy tắc thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000? (Hình từ Internet)

Quy định về yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn ky thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể như sau:

- Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thể hiện bằng các ký hiệu tương ứng theo mẫu ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Điều 3 Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

- Độ chính xác thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ phải bảo đảm các quy định tại Điều 4 Phần I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

- Mỗi đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 bằng một loại ký hiệu sau đây:

+ Thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng đạt từ 25 m trở lên đối với tỷ lệ 1:50.000 và 50 m trở lên đối với tỷ lệ 1:100.000; đối với các đối tượng địa lý dạng vùng nguyên tắc thể hiện bằng ký hiệu theo tỷ lệ được quy định chi tiết theo từng nhóm dữ liệu bản đồ;

+ Thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng nhỏ hơn 25 m đối với tỷ lệ 1:50.000 và nhỏ hơn 50 m đối với tỷ lệ 1:100.000;

+ Thể hiện bằng ký hiệu không theo tỷ lệ đối với các đối tượng địa lý không vẽ được theo tỷ lệ;

+ Thể hiện bằng ghi chú thuyết minh khi cần thuyết minh các tính chất của đối tượng địa lý. Ghi chú thuyết minh được quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

- Những yếu tố nội dung phải trình bày song song với khung nam bản đồ.

+ Các ký hiệu không theo tỷ lệ trừ ký hiệu nhà không theo tỷ lệ và các ký hiệu thể hiện theo các đối tượng địa lý liên quan;

+ Tên dân cư, tên đơn vị hành chính;

+ Ghi chú độ cao của điểm độ cao, ghi chú độ sâu của điểm độ sâu, các ghi chú thuyết minh;

+ Tên của các địa vật và ghi chú thuyết minh;

+ Các ký hiệu tượng trưng cho phân bố thực vật, chất đất.

- Các ký hiệu và ghi chú khác bố trí theo hướng của địa vật, đầu chữ và số hướng lên phía Bắc. Ghi chú độ cao đường bình độ, đường bình độ sâu đầu số phải hướng về phía có độ cao cao hơn và ưu tiên đầu chữ hướng lên phía Bắc. Những ghi chú không bố trí theo hướng địa vật được thì bố trí song song với khung nam bản đồ.

- Quy định vị trí tâm ký hiệu

+ Ký hiệu có dạng hình học cơ bản: tâm ký hiệu là tâm của các hình cơ bản đó;

+ Ký hiệu tượng hình có đường đáy: tâm ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;

+ Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn, vòng tròn ở chân: tâm ký hiệu là đỉnh góc vuông ở chân hoặc tâm chấm tròn ở chân;

+ Ký hiệu rỗng chân: tâm ký hiệu ở giữa hai chân;

+ Ký hiệu hình tuyến: tâm ký hiệu là trục giữa của ký hiệu;

+ Ký hiệu dạng chữ: tâm ký hiệu là chân của chữ cái đầu tiên.

- Khi sử dụng ký hiệu để thể hiện chính xác vị trí đối tượng địa lý, tâm của ký hiệu phải đặt trùng với tâm của đối tượng.

- Khi nhiều đối tượng địa lý gần nhau, yêu cầu thể hiện chính xác, đúng vị trí những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn và đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn. Những đối tượng địa lý có mức ưu tiên thấp hơn thể hiện ngắt hoặc nhường nét cho những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn. Quy định mức ưu tiên các đối tượng địa lý khi thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 cụ thể như sau:

+ Đối với các đối tượng địa lý độc lập ưu tiên thể hiện theo thứ tự sau: điểm đo đạc quốc gia; đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn, chất liệu kiên cố hơn;

+ Đối với các đối tượng địa lý hình tuyến ưu tiên theo thứ tự sau: đường sắt, đường bộ (từ đường cao tốc, quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông khác), đường bờ nước, ranh giới sử dụng đất, ranh giới thực vật;

+ Trường hợp đặc biệt cho phép xê dịch ký hiệu 0,2 mm trên bản đồ nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức độ ưu tiên của các đối tượng địa lý.

- Khi các ký hiệu giao nhau, ký hiệu có vị trí không gian ở trên hoặc thứ tự ưu tiên cao hơn thể hiện đầy đủ, ký hiệu ở dưới ngắt để không giao cắt ký hiệu ở trên.

- Các ký hiệu không theo tỷ lệ có tâm nằm trong mảnh bản đồ, phần chờm ra ngoài khung trong không quá 1/4 ký hiệu được vẽ ra ngoài khung để thể hiện hoàn chỉnh. Nếu có tâm nằm trên nét khung trong thì phải thể hiện trên cả hai mảnh bản đồ kề nhau, nét khung dừng lại cách ký hiệu 0,2 mm.

- Nguyên tắc thể hiện tên các đối tượng địa lý trên bản đồ

+ Thể hiện tên đối tượng địa lý theo tên đã có trong cơ sở dữ liệu địa danh;

+ Khi tên đối tượng địa lý chưa có hoặc có thay đổi so với cơ sở dữ liệu địa danh phải điều tra, thu thập theo các văn bản có tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền và xác minh tại thực địa;

+ Địa danh nước ngoài (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philipin) thể hiện theo nguyên tắc phiên âm Latinh của Liên hiệp quốc. Riêng địa danh Trung Quốc ghi chú thêm phiên âm theo Hán Việt đối với địa danh quen thuộc với người Việt Nam và đặt tên đó trong ngoặc đơn, bên dưới hoặc bên phải tên chính thức.

+ Khi thể hiện tên các đối tượng địa lý ưu tiên thể hiện tên những đối tượng lớn, có ý nghĩa quan trọng, nổi tiếng hoặc có ý nghĩa định hướng. Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên của các đối tượng địa lý hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì có thể sử dụng ghi chú viết tắt danh từ chung. Các chữ viết tắt danh từ chung tuân theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;

+ Các đối tượng địa lý có diện phân bố rộng thể hiện tên trong phạm vi phân bố của đối tượng địa lý đó và có thể lặp lại với khoảng cách thích hợp, mỹ quan;

+ Các đối tượng địa lý dạng hình tuyến thể hiện tên lặp lại với khoảng cách từ 10 cm đến 15 cm;

+ Các đối tượng địa lý nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì thể hiện tên trên tất cả các mảnh khi độ dung nạp nội dung bản đồ cho phép. Riêng tên dân cư nằm trên 2 mảnh trở lên thì thể hiện tên dân cư chính ở mảnh tập trung đông dân cư hơn, mảnh còn lại ghi chú là tên dân cư nhắc lại bằng 2/3 cỡ chữ quy định trong ký hiệu.

Quy định về nội dung nhóm lớp cơ sở toán học tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Đối với quy định về nội dung nhóm lớp cơ sở toán học tại bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thì tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn ky thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cụ thể như sau:

- Nhóm lớp cơ sở toán học thể hiện trên bản đồ các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, điểm tọa độ, điểm độ cao, điểm trọng lực quốc gia trong phạm vi mảnh bản đồ, các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ, cụ thể như sau:

+ Lưới chiếu bản đồ thể hiện trên bản đồ bằng lưới tọa độ vuông góc, tọa độ địa lý. Thể hiện lưới tọa độ vuông góc với mật độ 2x2 cm và lưới tọa độ vuông góc của múi kề cận nếu mảnh bản đồ nằm ở biên của múi chiếu; Thể hiện lưới tọa độ địa lý theo mật độ 1’x1’ ở vị trí giữa khung trong và khung ngoài theo mẫu tại Phụ lục D, Phụ lục E của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;

+ Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:100.000 phải có đầy đủ tên mảnh bản đồ và phiên hiệu mảnh bản đồ. Phiên hiệu mảnh bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 1 Phần này. Tên của mảnh bản đồ lấy theo tên thị trấn hoặc tên của khu dân cư lớn nhất có trong mảnh bản đồ. Nếu không có khu dân cư thì chọn tên của địa vật nổi tiếng hoặc địa vật chiếm diện tích nhiều nhất hoặc cao nhất trong mảnh bản đồ. Đối với các mảnh bản đồ địa hình quốc gia không có phần đất liền hoặc đảo, bãi nổi, bãi chìm hoặc có nhưng không có tên thì không thể hiện tên mảnh mà chỉ thể hiện phiên hiệu mảnh;

+ Tỷ lệ bản đồ được thể hiện ở dưới khung nam theo cỡ chữ quy định, kèm theo thước tỷ lệ tương ứng;

+ Khung trong mảnh bản đồ giới hạn kích thước chuẩn của mảnh bản đồ theo quy định tại điểm 1.4 Điều 1 Phần này. Khi lập bản đồ, trong trường hợp phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích mảnh hoặc nhỏ hơn thì cho phép ghép mảnh vào mảnh bản đồ kề sát nếu phần diện tích này nối liền với mảnh bản đồ đó. Mảnh bản đồ kề sát đó được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung). Đường khung mở rộng này phải lấy đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến chẵn đến 01’ làm giới hạn cho mảnh bản đồ. Đối với những mảnh bản đồ phá khung thì số hiệu của mảnh chính ghi trước, số hiệu của mảnh phụ ghi sau;

+ Đối với mảnh phá khung nằm giữa hai múi hoặc hai đai thì phần mảnh phá khung bổ sung thêm số múi, số đai;

+ Ghi chú khung trong bao gồm ghi chú tên đơn vị hành chính cạnh khung, phiên hiệu mảnh tiếp biên và tọa độ địa lý ở bốn góc khung được thể hiện đến đơn vị phút. Ngoài ra phải ghi chú khoảng cách tính bằng kilômét từ điểm gián đoạn của đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh tại khung bản đồ tới ga gần nhất hoặc tới trung tâm điểm dân cư gần nhất hay tới địa vật định hướng nổi bật nhất. Trường hợp mảnh bản đồ tiếp biên với mảnh liền kề không khớp thì ghi chú cụ thể phần nội dung bản đồ tiếp biên không khớp tại phần biên đó;

+ Các yếu tố trình bày ngoài khung gồm: tên mảnh, phiên hiệu mảnh, tên nước góc khung, tên tỉnh góc khung, tên huyện góc khung, bảng chắp, giải thích ký hiệu, tỷ lệ bản đồ, khoảng cao đều đường bình độ, khoảng cao đều đường bình độ sâu, thước tỷ lệ, thước độ dốc, ghi chú khung nam, sơ đồ góc lệch nam châm. Phần nội dung ghi chú khung nam ở góc Đông Nam dưới khung ngoài gồm: tên chủ đầu tư, phương pháp thành lập, năm thành lập, đơn vị thành lập, thông tin hệ quy chiếu tọa độ, hệ độ cao, kinh tuyến trục; đối với bản đồ in có thêm thông tin về tổ chức in và năm in bản đồ.

- Các ký hiệu, yêu cầu kỹ thuật chi tiết thể hiện nội dung nhóm lớp cơ sở toán học của Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tương ứng tại Phụ lục B, Phụ lục D và Phụ lục E của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Thông tư 06/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,399 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào