Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao?
Thông tư 01/2025/TT-BYT hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào?
Ngày 01 tháng 01 năm 2025 Bộ Y tế ban hành Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
>> Xem toàn bộ Thông tư 01/2025/TT-BYT tại đây TẢI
Cụ thể, Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật 97/2015/QH13, Luật 35/2018/QH14, Luật 68/2020/QH14, Luật 30/2023/QH15 và Luật 51/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Bảo hiểm y tế), bao gồm:
- Quy định về hình thức tổ chức của y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại điểm c khoản 1 Điều 22;
- Quy định trường hợp lưu trú, thủ tục được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoản 3 Điều 22;
- Quy định trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao tại điểm a khoản 4 Điều 22;
- Quy định chi tiết về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và phân bổ số lượng thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 26;
- Quy định trường hợp đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu tại khoản 3 Điều 26;
- Quy định về việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 1 Điều 27;
- Quy định việc chuyển người bệnh về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu để điều trị, quản lý đối với các bệnh mạn tính tại khoản 2 Điều 27;
- Quy định thủ tục hẹn khám lại theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều 28;
- Quy định về hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 3 Điều 28.
Bên cạnh đó, Thông tư 01/2025/TT-BYT còn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định liên quan đến tuyến, hạng tại một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Lưu ý: Thông tư 01/2025/TT-BYT không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Việc chuyển người bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định tự đi khám bệnh không đúng tuyến, được thanh toán BHYT theo khoản 3 Điều 22 Luật BHYT mới ra sao?
Tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định trường hợp lưu trú, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.
Cụ thể, người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu và cấp cơ bản khi khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu do thay đổi nơi tạm trú, nơi lưu trú thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản phù hợp với nơi tạm trú, lưu trú mới và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Theo đó, trường hợp lưu trú, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 như sau:
(1) Trường hợp lưu trú được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 là trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi cư trú dưới 30 ngày đã thực hiện khai báo thông tin lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú bao gồm:
- Người đi công tác đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) khác;
- Học sinh, sinh viên, học viên học tập tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết tại gia đình hoặc trong thời gian thực hành, thực tập, đi học tại tỉnh khác;
- Người lao động tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ phép tại gia đình;
- Người làm việc lưu động tại tỉnh khác;
- Người đi đến tỉnh khác để thăm thành viên gia đình theo quy định tại khoản 16 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
(2) Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú được thực hiện như sau:
- Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc các trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định trên và trường hợp thay đổi nơi tạm trú thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
- Trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định tại mục (1), người tham gia bảo hiểm y tế còn phải thực hiện thủ tục quy định tại mục (3);
- Trường hợp thay đổi nơi tạm trú, người tham gia bảo hiểm y tế còn phải thực hiện thủ tục quy định tại mục (4).
(3) Trường hợp thay đổi nơi lưu trú quy định tại mục (1), người tham gia bảo hiểm y tế xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giấy tờ về việc thay đổi nơi lưu trú như sau:
- Văn bản cử đi công tác và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp người đi công tác đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) khác;
- Thẻ học sinh, sinh viên, học viên và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp Học sinh, sinh viên, học viên học tập tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết tại gia đình hoặc trong thời gian thực hành, thực tập, đi học tại tỉnh khác;
- Văn bản về việc nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp người lao động tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ phép tại gia đình;
- Văn bản cử hoặc phân công nhiệm vụ làm việc lưu động của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp người làm việc lưu động tại tỉnh khác;
- Giấy tờ thể hiện quan hệ thành viên gia đình theo pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp Người đi đến tỉnh khác để thăm thành viên gia đình nêu trên.
(4) Trường hợp thay đổi nơi tạm trú, người tham gia bảo hiểm y tế xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế một trong các giấy tờ chứng minh thông tin về thay đổi nơi tạm trú gồm phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cho người đăng ký tạm trú về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú hoặc thông tin về đăng ký tạm trú trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID.
Thông tư 01/2025/TT-BYT có hiệu lực khi nào?
Theo Điều 15 Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở ghi trên thẻ bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở đó cho đến khi có sự thay đổi về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo hướng dẫn tại Thông tư này
...
Theo đó, Thông tư 01/2025/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ năm 2025.
>> 8 nội dung mới trọng tâm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.