Thông 18/2023/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có nội dung ra sao?

Tôi muốn hỏi Thông 18/2023/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục có nội dung thế nào? - câu hỏi của chị B.U (Đức Trọng).

Thông 18/2023/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên?

Ngày 26 tháng 10 năm 2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Theo đó tại Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi điều chỉnh của Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT như sau:

- Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn nội dung, biện pháp, kiểm tra, đánh giá xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, bao gồm:

+ Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;

+ Trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là nhà trường) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông 18/2023/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có nội dung ra sao?

Thông 18/2023/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có nội dung ra sao? (Hình từ Internet)

Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như sau:

- Bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Bảo đảm an ninh, trật tự trường học; phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội; hướng dẫn người học tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh, đúng quy định của pháp luật.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước; an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; ứng phó với thảm họa, thiên tai; phòng, chống ngã, va đập, điện giật và một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp khác.

- Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người học: phòng, chống dịch, bệnh học đường; bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới, rượu, bia và các chất gây nghiện khác.

- Thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ trong nhà trường; giáo dục sức khỏe tâm thần; thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho người học và công tác xã hội trong nhà trường.

Giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học như sau:

- Thực hiện giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các môn học và hoạt động giáo dục.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường, cộng đồng và trên môi trường mạng.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, chú trọng kỹ năng bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phối hợp với gia đình, chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho người học trong cộng đồng.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông và phối hợp với gia đình trong việc giám sát thực hiện việc bảo đảm an toàn giao thông cho người học trong cộng đồng.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, ứng phó với thảm họa, thiên tai, phòng, chống tai nạn thương tích khác như ngã, va đập, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật tấn công.

- Tổ chức các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ giúp người học chủ động thực hiện một số hoạt động, chuyên đề rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường và hỗ trợ nhau trên đường đi học, trong gia đình và cộng đồng.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích như sau:

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
1. Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo từng năm và giai đoạn, gắn với kế hoạch giáo dục và phát triển của nhà trường; xác định cụ thể các nguồn lực triển khai, lộ trình thực hiện các tiêu chí trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế phối hợp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích giữa các tổ chức trong nhà trường; giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan.
3. Xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường và phối hợp xử lý ở ngoài nhà trường; kế hoạch, phương án bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học khi nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
4. Thiết lập kênh tiếp nhận thông tin và hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát diễn biến tình hình xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường.
5. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường và việc chấp hành các quy định đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Theo đó, quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích thực hiện theo quy định trên.

Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,742 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào