Thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả?

Anh chị cho tôi hỏi hoạt động áp dụng công nghệ số trong hoạt động địa chất, khoáng sản được hướng dẫn như thế nào? Tôi cảm ơn!

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:

“c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng dưới mọi hình thức (các hội nghị, hội thảo; báo, đài, truyền thông, mạng xã hội,... các hình thức khác phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ, đặc điểm vùng miền đối với dân tộc thiểu số) nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; về vai trò, vị trí của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến ngay sau khi các văn bản được ban hành đến các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.”

Theo đó, cần phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng dưới mọi hình thức.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:

d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Trong năm 2022 hoàn thành việc lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ:
+ Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
+ Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành liên quan để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản. Trước năm 2025, hoàn thiện mô hình, kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản từ Trung ương đến địa phương, trong đó có hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản.
- Nghiên cứu các mô hình quản trị khoáng sản minh bạch, hiệu quả của thế giới để áp dụng vào Việt Nam theo hướng tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản. Hoàn thành trước năm 2025.
- Thống kê, kiểm kê đánh giá thực trạng nguồn lực tài nguyên khoáng sản để lượng hóa và hạch toán đầy đủ giá trị tài nguyên khoáng sản vào nền kinh tế. Hoàn thành trước năm 2025.”

Theo đó, trong năm 2022 cần phải hoàn thành việc lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ sau:

+ Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Quy hoạch năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoạt động thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?

Thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả? (Hình từ internet)

Thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản như sau:

“đ) Các nhiệm vụ khác
- Xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
- Hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiệu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng lượng nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030.
- Hoàn thành đầu tư dự án khai thác, chế biến quặng crômit tại Cổ Định (Thanh Hoá), luyện cán thép tại mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) trước năm 2025. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ tiệm cận trình độ thế giới để đầu tư khai thác than nâu vùng đồng bằng sông Hồng; đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bên vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); titan (Bình Thuận), hoàn thành trước năm 2030.
- Duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác, chế biến các dự án bôxít - alumin - nhôm, đất hiếm, xi măng, sắt - thép, đồng, đá hoa trắng để trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản; sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng than hợp lý hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trước năm 2050”

Như vậy, cần phải thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,221 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào