Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật? Học sinh lớp mấy được học khái niệm và hình thức thi hành pháp luật?

Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật? Học sinh lớp mấy được học khái niệm và hình thức thi hành pháp luật?

Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật ra sao?

Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về thi hành pháp luật trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, theo cơ sở lý luận thì thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật (Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật)

>> Xem chi tiết: 4 hình thức thực hiện pháp luật và so sánh các hình thức thực hiện pháp luật

Vậy, Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật thế nào?

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những điều mà pháp luật quy định phải làm (thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực).

Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.

Ví dụ về thi hành pháp luật như sau:

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân quy định tại Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 (Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước...);

- Nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú...);

- Nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng);

- Nghĩa vụ của công dân đối với đất đai quy định tại Điều 25 Luật Đất đai 2024 (Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai; Giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên đất; Tôn trọng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác).

>> Xem thêm:

- Sử dụng pháp luật là gì? Cho ví dụ

- Tuân thủ pháp luật là gì? Cho ví dụ

- Áp dụng pháp luật là gì? Cho ví dụ

Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật? Học sinh lớp mấy được học khái niệm và hình thức thi hành pháp luật?

Thi hành pháp luật nghĩa là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật? Học sinh lớp mấy được học khái niệm và hình thức thi hành pháp luật?

Học sinh lớp mấy được học khái niệm và hình thức thi hành pháp luật?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục công dân ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm của môn học giáo dục kinh tế và pháp luật như sau:

Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi; mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, những học sinh có định hướng theo học các ngành Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Đồng thời tại đây cũng nêu rõ nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt môn học ở giáo dục kinh tế và pháp luật 10 như sau:

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.

- Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

Thị trường và cơ chế thị trường

- Nêu được khái niệm thị trường, cơ chế thị trường.

- Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường.

- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Hiểu được giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.

- Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường.

- Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường.

Ngân sách nhà nước và thuế

- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước.

- Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

- Giải thích được vì sao nhà nước phải thu thuế.

- Gọi tên được một số loại thuế phổ biến.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách và pháp luật thuế.

- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách và thuế.

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

- Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.

- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.

- Lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân.

Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

- Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.

- Kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng.

- Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.

- Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

- Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.

- Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

- Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.

- Kiểm soát được tài chính cá nhân.

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được:

+ Đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta.

- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật.

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được:

+ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

+ Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

+ Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được:

+ Khái niệm, đặc điểm, vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy nhà nước.

- Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP


Chuyên đề 10.1:Tình yêu, hôn nhân, gia đình

- Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- Nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.

- Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

- Trình bày được các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Xác định được trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

- Thực hiện được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

- Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

- Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp nhỏ cụ thể.

- Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.

- Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể.

- Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình sản xuất kinh doanh và những bài học thành công của doanh nghiệp.

Chuyên đề 10.3: Một số vấn đề về pháp luật hình sự

- Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự và nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên.

- Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.

- Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản, thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự.

- Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.

Theo đó, học sinh lớp 10 được học khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có hình thức thi hành pháp luật.

Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước?

Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:

Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
3. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Như vậy, có thể thấy Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,930 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào