Theo Quy định số 114-QĐ/TW tập thể lãnh đạo không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan nào?
- Theo Quy định số 114-QĐ/TW tập thể lãnh đạo không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan nào?
- Trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
- Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
Theo Quy định số 114-QĐ/TW tập thể lãnh đạo không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có nêu rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo như sau:
Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo
1. Lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu, cơ quan cấp dưới và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm; nắm tình hình, dư luận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, kịp thời xem xét, giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả công tác cán bộ.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm chủ trương, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, sát với thực tiễn địa bàn, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng khâu của công tác cán bộ, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ, khen thưởng kịp thời cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong công tác cán bộ. Xử lý nghiêm người lợi dụng Quy định này để tố cáo, lan truyền thông tin sai sự thật nhằm hạ uy tín người khác.
4. Chuyển đổi vị trí công tác, địa bàn, lĩnh vực đối với cán bộ tham mưu, theo dõi, phụ trách công tác cán bộ vi phạm kỷ luật, có dư luận xấu hoặc khi cần thiết.
5. Không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm:
- Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi bố trí. Đối với chức danh thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh thuộc diện Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Theo đó, Không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh người đứng đầu các cơ quan:
Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Theo Quy định số 114-QĐ/TW tập thể lãnh đạo không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan nào? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ như sau:
- Thực hiện nghiêm quyền hạn, trách nhiệm trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý; thể hiện rõ chính kiến, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình và được bảo lưu ý kiến.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý. Chịu trách nhiệm chung đối với quyết định không đúng của tập thể lãnh đạo về công tác cán bộ, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý được ghi trong biên bản cuộc họp hoặc đã báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
- Tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo mà mình là thành viên khi xem xét nhân sự là người có quan hệ gia đình với mình.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao phụ trách.
- Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu trong kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ và Quy định này.
- Chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo đối với đề xuất, nhận xét, đánh giá, thẩm định nhân sự, hồ sơ nhân sự, giám sát quy trình nhân sự.
- Chỉ đạo tổng hợp, báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo những ý kiến khác nhau về nhân sự của các cơ quan được giao thực hiện công tác cán bộ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình. Kịp thời phát hiện, kiến nghị, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trong công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.