Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Như vậy, theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động.

Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào? (Hình ảnh Internet)

Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới thế nào? Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới ra sao?

Căn cứ Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới như sau:

- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.

- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Ngoài ra, căn cứ Điều 8 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới như sau:

(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

(3) Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

(4) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

(5) Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.

(6) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

(7) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.

(8) Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.

Vi phạm quyền bình đẳng trong gia đình có bị xử phạt hành chính không?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm bình đẳng giới trong gia đình như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, hành vi phạm quyền bình đẳng trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
638 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào