Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, khi khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế thì cần thực hiện những thủ tục nào?

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, khi khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế thì cần thực hiện những thủ tục nào? Tôi có thắc mắc về bảo hiểm y tế mong được giải đáp. Theo tin tức tôi đọc được thì Luật Bảo hiểm y tế mới sắp được ban hành thay thế cho Luật Bảo hiểm y tế cũ. Khi Luật Bảo hiểm y tế mới ban hành thì khi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cần thực hiện những thủ tục gì? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Khái niệm bảo hiểm y tế theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022 quy định về khái niệm bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm trong chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế xã hội (sau đây gọi tắt là bảo hiểm y tế) là bảo hiểm y tế cơ bản áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng theo quy định của Điều 11 của luật này do Nhà nước tổ chức thực hiện.
b) Bảo hiểm y tế bổ sung là loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện do người đã tham gia bảo hiểm y tế sử dụng để chi trả cho các chi phí y tế nằm ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế cơ bản theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm y tế bổ sung có thể do tổ chức bảo hiểm y tế thuộc BHXH Việt Nam thực hiện và hạch toán độc lập với Bảo hiểm y tế cơ bản hay do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.

Phương thức đóng bảo hiểm y tế theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế

Tại Điều 16 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022 quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế cụ thể là:

1. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động; tiền đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và thân nhân người lao động được trích từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

3. Hàng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 11 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

4.  Hàng quý, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

5. Hàng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm e, g và i khoản 1 Điều 11 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

7. Khuyến khích một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đóng trước tiền tham gia bảo hiểm y tế tối đa 03 năm. Khi mệnh giá thẻ Bảo hiểm y tế thay đổi, người đã nộp tiền không phải nộp thêm hoặc nhận lại; không được rút tiền đã đóng Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế quy định chi tiết nội dung này.

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, khi khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế thì cần thực hiện những thủ tục nào?

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định cụ thể tại Điều 34 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022:

Điều 34. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải
a) Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nếu thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ tùy thân có ảnh; hoặc giấy hẹn cấp lại thẻ
b) Thông báo số thẻ bảo hiểm y tế nếu thẻ BHYT đã tích hợp được nhận dạng sinh trắc học.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào, phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022, khi khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế thì cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh thì cần phải xuất trình thêm những giấy tờ tùy thân khác cụ thể như căn cước công dân,... hoặc giấy hẹn cấp lại thẻ. Đồng thời, nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn đã tích hợp được nhận dạng sinh trắc học thì cần phải thông báo số thẻ bảo hiểm y tế đó. Trên đây là một số quy định chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về bảo hiểm y tế. Trân trọng!

Xem chi tiết Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022 tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

910 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào