Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng gì đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Cho tôi hỏi điểm rèn luyện có ảnh hưởng tới bằng tốt nghiệp đại học không theo quy định của pháp luật? Rất mong được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn TVPL rất nhiều.

Thế nào là điểm rèn luyện?

Hiện nay, khái niệm điểm rèn luyện không được định nghĩa ở bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Theo cách hiểu thông thường thì điểm rèn luyện là điểm số dùng để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, phong trào.

Điểm rèn luyện thường được sử dụng để:

- Đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.

- Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú kí túc xá và các ưu tiên khác trong quy định của trường.

- Căn cứ xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kiết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp ra trường.

Điểm rèn luyện có ảnh hưởng tới bằng tốt nghiệp đại học không theo quy định của pháp luật?

Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng gì đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học (đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên)

Theo đó, nếu sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập thì sinh viên sẽ được xét tốt nghiệp dựa trên điểm trung bình tích lũy, không bị phụ thuộc quá nhiều vào điểm rèn luyện.

Khi sinh viên có điểm có điểm tích lũy loại giỏi/xuất sắc nhưng lại có điểm rèn luyện thấp do đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì mới bị giảm hạng tốt nghiệp.

Quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên?

Đối với quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên thì tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(2) Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

(3) Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

Quy định về việc xây dựng Quy chế của cơ sở giáo dục đào tạo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành khác có liên quan, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

- Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội bộ; cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định của Quy chế này;

- Ban hành các quyết định tổ chức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông (nếu có) bảo đảm đầy đủ các yêu cầu theo Quy chế này; trong đó phải ghi rõ tên ngành, hình thức đào tạo, đối tượng, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, địa điểm đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và các thông tin khác có liên quan;

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho sinh viên quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên ngay đầu khóa học;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

(2) Cơ sở đào tạo thực hiện giải trình theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

69,973 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào