Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy được hướng dẫn thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi: Nội dung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy chữa cháy tại Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 ra sao? - Câu hỏi của anh Tùng (Gia Lai)

Đã có Công văn về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đúng không?

Ngày 11/04/2023, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH ban hành Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. Tại đây

Theo đó, tại nội dung Công văn, C07 hướng dẫn Công an các địa phương một số nội dung tháo gỡ vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

C07 đề nghị Công an các địa phương:

- Nghiên cứu, vận dụng các nội dung hướng dẫn để xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở, dự án, công trình;

- Khẩn trương làm việc, hướng dẫn cho các chủ đầu tư, chủ cơ sở còn gặp vướng mắc để sớm khắc phục các tồn tại và thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bảo đảm theo quy định.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy chữa cháy tại Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 ra sao?

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy chữa cháy tại Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 ra sao? (Hình từ Internet)

Nội dung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy chữa cháy tại Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 gồm những gì?

Căn cứ nội dung Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023, nội dung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy chữa cháy bao gồm:

(1) Thẩm duyệt thiết kế về PCCC

- Về yêu cầu đối với các thành phần hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

- Về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thời điểm chuyển tiếp;

- Về tính toán, thiết kế kết cấu chịu lửa;

- Về giải pháp ngăn cháy;

- Về giải pháp thoát nạn;

- Về trang bị phương tiện PCCC;

- Về giải pháp chống tụ khói;

- Về cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù.

(2) Nghiệm thu về PCCC

- Nghiệm thu từng phần;

- Về việc nghiệm thu đối với kết cấu được bọc bảo vệ;

- Về yêu cầu đối với vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn, gian phòng sử dụng chung;

- Về giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.

(3) Đối với các cơ sở còn tồn tại, vi phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC kiến nghị khắc phục theo Kế hoạch 513/KH-BCA-C07.

(4) Về thực hiện tạm đình chỉ hoạt động

Việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như thế nào?

Căn cứ nội dung tại tiểu mục 1.6 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023, việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như sau:

TCVN 3890:2023 đã có một số nội dung giảm bớt so với 3890:2009 như:

- Bỏ bớt đối tượng phải làm cấp nước ngoài nhà;

- Không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các gia 1 phòng có hạng nguy hiểm cháy D, E;

- Diện tích yêu cầu trang bị chữa cháy tự động cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C tăng lên 1.000 m2.

Đối với gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động.

Do đó có thể hướng dẫn áp dụng quy định của TCVN 3890:2023 để thẩm duyệt điều chỉnh giảm bớt việc trang bị cho chủ đầu tư.

Hướng dẫn đối với giao thông phục vụ chữa cháy ra sao?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023, giao thông phục vụ chữa cháy được hướng dẫn như sau:

- Tại một số địa phương có các cơ sở đặc thù nằm ở vùng đồi núi, sông nước (như biệt thự nghỉ dưỡng ở đồi núi, đảo, cồn cát...):

Công an địa phương có thể căn cứ trên đặc điểm hiện trạng của từng khu vực, trang thiết bị phương tiện PCCC hiện có của địa phương mình để phối hợp với cơ quan về xây dựng tại địa phương ban hành các quy định riêng về đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy phù hợp với điều kiện phương tiện chữa cháy tại địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

- Các công trình dân dụng có chiều cao PCCC không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m.

Đối với công trình nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m chỉ yêu cầu bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối nhà.

+ Ngăn cháy lan: Các phần nhà và gian phòng có công năng khác nhau phải được ngăn cháy bằng các kết cấu ngăn cháy, không yêu cầu phải ngăn cháy giữa công năng chính và công năng phụ trợ khi công năng chính chiếm tối thiểu 90% diện tích sàn.

Ví dụ: trường hợp nhà xưởng có phần công năng văn phòng phụ trợ chiếm không quá 10% diện tích nhà xưởng thì không yêu cầu phải ngăn cháy giữa khu vực sản xuất và khu vực văn phòng.

+ Cấp nước chữa cháy ngoài nhà:

Khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình là 5 m, có thể hướng dẫn điều chỉnh khoảng cách giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình xuống không nhỏ hơn 1 m.

Xem toàn bộ nội dung Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 năm 2023 Tại đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
4,558 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào