Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có được góp vốn bằng tiền thay cho quyền sử dụng đất không?
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có được góp vốn bằng tiền thay cho quyền sử dụng đất không?
- Khi góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì các thành viên có được cấp giấy chứng nhận góp vốn không?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không cấp giấy chứng nhận góp vốn thì có bị phạt không?
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có được góp vốn bằng tiền thay cho quyền sử dụng đất không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
Theo như quy định trên thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chỉ được góp bằng tài sản khác so với tài sản trong cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu như được hơn 50% số thành viên còn lại của công ty đồng ý.
Nghĩa là trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tất cả là 7 thành viên thì việc một thành viên muốn góp vốn bằng tiền thay cho quyền sử dụng đất đã cam kết khi đề nghị thành lập công ty thì phải nhận được sự đồng ý của ít nhất 4 thành viên trong số 6 thành viên còn lại.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có được góp vốn bằng tiền thay cho quyền sử dụng đất không?
Khi góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì các thành viên có được cấp giấy chứng nhận góp vốn không?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 7 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
...
6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Theo như quy định trên thì trường hợp giấy chứng nhận góp vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bị mất, hư hỏng thì sẽ được cấp lại. Do đó, khi góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì các thành viên của công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận góp vốn.
Giấy chứng nhận góp vốn sẽ gồm các thông tin như:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Vốn điều lệ của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không cấp giấy chứng nhận góp vốn thì có bị phạt không?
Căn cứ vào Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo đó thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 khi không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên. Ngoài ra, công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.