Thanh sát quốc tế là gì? Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao theo quy định mới nhất 2024?

Thanh sát quốc tế là gì? Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao theo quy định mới nhất 2024? - Câu hỏi của anh D.B (Khánh Hòa)

Thanh sát quốc tế là gì?

Theo khoản 17 Điều 4 Nghị định 33/3024/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
17. Thanh sát quốc tế được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức Công ước tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát đã được Quốc gia thành viên báo cáo với Tổ chức Công ước nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã báo cáo và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở nêu trên.
a) Thanh sát ban đầu là cuộc thanh sát đầu tiên của Tổ chức Công ước đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ thuộc diện bị thanh sát;
b) Thanh sát lại là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu đối với một cơ sở hóa chất Bảng 3 hoặc cơ sở DOC, DOC-PSF do Tổ chức Công ước tiến hành để tái kiểm tra sự phù hợp của báo cáo mà quốc gia thành viên đã nộp cho Tổ chức Công ước;
c) Thanh sát có hệ thống là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu được tiến hành định kỳ tại một cơ sở hóa chất Bảng 1 hoặc Bảng 2 theo một thoả thuận riêng về cơ sở đó (thoả thuận cơ sở) nhằm mục đích kiểm tra và tái xác nhận sự phù hợp của báo cáo mà Quốc gia thành viên đã đệ trình với Tổ chức Công ước;
d) Thanh sát đột xuất là cuộc thanh sát đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ nằm trên lãnh thổ hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của một Quốc gia thành viên vào bất kỳ thời điểm nào nhằm mục đích làm sáng tỏ các cáo buộc về việc không tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở hoá chất nêu trên. Thanh sát đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của một Quốc gia thành viên khác và được Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Công ước xem xét, quyết định theo trình tự quy định tại Điều IX và phần X Thanh sát đột xuất theo điều IX của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
đ) Thoả thuận cơ sở là thoả thuận được ký kết giữa Quốc gia thành viên với Tổ chức Công ước liên quan đến việc thanh sát một cơ sở hóa chất cụ thể thuộc diện bị thanh sát. Thoả thuận cơ sở được dự thảo trong thời gian diễn ra cuộc thanh sát ban đầu và thường được lập đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1 và 2.
e) Đội hộ tống là nhóm chuyên gia do Cơ quan Quốc gia Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập để phối hợp làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước trong quá trình Đoàn thanh sát quốc tế tiến hành hoạt động thanh sát tại Việt Nam.

Theo đó, thanh sát quốc tế là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức Công ước tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã báo cáo của Quốc gia thành viên và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học.

Thanh sát quốc tế là gì? Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao theo quy định mới nhất 2024?

Thanh sát quốc tế là gì? Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao theo quy định mới nhất 2024?

Đối tượng thanh sát quốc tế được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 33/3024/NĐ-CP nêu rõ đối tượng thanh sát gồm:

- Các cơ sở hóa chất Bảng 1 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước.

- Các cơ sở hóa chất Bảng 2 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước nếu có sản lượng bằng hoặc vượt ngưỡng sau:

+ 10 kg/năm đối với một hóa chất Bảng 2A*;

+ 01 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2A;

+10 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2B.

- Các cơ sở hóa chất Bảng 3 có sản lượng từ 200 tấn/năm trở lên là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.

- Các cơ sở sản xuất hóa chất DOC với sản lượng trên 200 tấn/năm và sản xuất hóa chất DOC-PSF với sản lượng trên 30 tấn/năm là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.

- Tổ chức Công ước có thể tiến hành thanh sát đột xuất tại bất kỳ cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF khi có cáo buộc về việc vi phạm Công ước Cấm vũ khí hóa học.

Lưu ý: Các cơ sở hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 33/3024/NĐ-CP.

Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 33/3024/NĐ-CP quy định trình tự thanh sát quốc tế như sau:

- Nghe đại diện cơ sở giới thiệu về cơ sở, gồm các nội dung:

+ Hoạt động của cơ sở;

+ Sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng là đối tượng thanh sát;

+ Phản ứng hóa học;

+ Quy trình công nghệ;

+ Cân bằng vật chất, nguyên liệu của sản xuất;

+ Xử lý chất thải;

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;

- Thăm các hạng mục nằm trong phạm vi cơ sở;

- Thống nhất kế hoạch và nội dung thanh sát;

- Kiểm tra:

+ Khu vực vận hành sản xuất;

+ Các hồ sơ về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm và sản xuất;

+ Kho hàng, khu vực xử lý chất thải, khu vực lưu giữ các hóa chất không đạt chỉ tiêu kỹ thuật;

+ Tham quan phòng thí nghiệm (nếu có);

+ Tài liệu:

++ Tài liệu quy trình công nghệ (sơ đồ tiến trình công nghệ, công suất, sơ đồ công ty, bản đồ nhà máy);

++ Nhật ký vận hành nhà máy, hồ sơ các mẻ;

++ Hồ sơ kiểm tra chất lượng, kể cả các số liệu phân tích;

++ Hồ sơ về kho hàng và vận chuyển (cả bên trong lẫn bên ngoài);

++ Các tài liệu về đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường, gồm:

+++ Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) của các hóa chất,

+++ Quy trình vận hành chuẩn (SOP),

+++ Quy định an toàn riêng của cơ sở,

+++ Quy định về giới hạn tiếp xúc với các hóa chất có trong cơ sở,

+++ Cảnh báo nguy hại có thể có;

- Trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thanh sát, Đoàn thanh sát quốc tế cùng đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam xem xét lại kết quả thanh sát ban đầu do Đoàn thanh sát quốc tế đưa ra và làm rõ các nội dung còn nghi ngờ (nếu có).

Kết quả ban đầu được thể hiện trong dự thảo Báo cáo sơ bộ về cuộc thanh sát được ký giữa đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam với Trưởng Đoàn thanh sát quốc tế.

Nghị định 33/3024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

585 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào