Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?

"Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây.

Căn cứ theo tiểu mục 2 Phần II Điều 1 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung sau:
...
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ
..
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 -11%/năm; dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm;
+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%;
+ GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD;
+ Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: Kinh tế số khoảng 30%, kinh tế biển khoảng 35 - 40%; mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%;
+ Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%/năm;
+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7 - 8%/năm;
+ Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%;
+ Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).
- Về xã hội:
...

Như vậy, mục tiêu phát triển tổng quát tại Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tin "Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?" như trên.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg? (Hình từ Internet)

Phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm những gì?

Căn cứ theo Phần I Điều 1 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ:

Phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên trên đất liền 4.947,11 km2, tại tọa độ địa lý từ 160 đến 16,80 vĩ Bắc và từ 1070 đến 108,20 kinh Đông và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015.

Các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển đối với quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Phần II Điều 1 Quyết định 1745/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển như sau:

Các nhiệm vụ trọng tâm

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và cả nước về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông, hạ tầng số đảm bảo sự hài hòa giữa kiến trúc với thiên nhiên và đặc thù của Huế.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền.

Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Các khâu đột phá phát triển

- Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản; phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 04 trung tâm của vùng và cả nước với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, là cực tăng trưởng, động lực phát triển của vùng động lực miền Trung và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đặc sắc của khu vực.

- Phát huy vai trò động lực quan trọng của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng; đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh (LNG, năng lượng tái tạo,...); ưu tiên thu hút các dự án lớn sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn di sản Cố đô Huế, chuyển hóa hữu hiệu tài nguyên văn hóa, lịch sử, thiên nhiên thành động lực tăng trưởng, phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hệ sinh thái dân sinh, văn hóa, lịch sử và tự nhiên hấp dẫn; bồi đắp, phát huy giá trị con người xứ Huế làm nền tảng và nguồn lực phát triển bền vững.

Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế

Huế lên thành phố

Huế trực thuộc trung ương 2025

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
358 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào