Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề tháng phòng, chống ma túy là gì?

Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề tháng phòng, chống ma túy là gì? - Câu hỏi của anh A.T (Bình Dương)

Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề tháng phòng, chống ma túy là gì?

Ngày 27 tháng 5 năm 2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 3631/VPCP-KGVX về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024.

Theo Công văn 3631/VPCP-KGVX năm 2024, Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy (tháng 6), Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (ngày 26 tháng 6), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm (Ủy ban Quốc gia) yêu cầu các Bộ, cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024 với chủ đề “Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy".

Như vậy tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Chủ đề của tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 là “Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy".

Xem chi tiết Công văn 3631/VPCP-KGVX năm 2024 tại đây: tải

Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề tháng phòng, chống ma túy là gì?

Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề tháng phòng, chống ma túy là gì?

Các cơ quan, đơn vị được chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 theo nội dung, nhiệm vụ thế nào?

Theo Mục II Công văn 3631/VPCP-KGVX năm 2024 nêu rõ nội dung thực hiện và phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai tháng hành động phòng chống ma túy năm 2024 như sau:

(1) Bộ Công an:

- Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy trên phạm vi toàn quốc.

Tập trung đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn xã, phường, thị trấn; điều tra, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy, liên tỉnh, xuyên quốc gia; bóc gỡ cả đường dây, bắt được từ đối tượng cầm đầu đến các đối tượng bán lẻ. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy; trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh chuyên án chung đảm bảo đồng bộ, liên hoàn.

- Chỉ đạo Công an các địa phương rà soát, thống kê, phân tích, đánh giá tình hình người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, đặc biệt là các đối tượng có biểu hiện loạn thần, “ngáo đá”; từ đó đề ra phương án quản lý chặt chẽ, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp, tập trung đông công nhân lao động, các khu công nghiệp, chế xuất, các khu dự án xây dựng đô thị lớn... tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện phù hợp.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma tuý, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy.

- Xây dựng các tiêu chí và tổ chức rà soát, đánh giá các mô hình cấp xã, huyện, tỉnh không ma túy tại các địa phương để phổ biến, nhân rộng, bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, thống nhất.

- Chủ động định hướng thông tin, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyển truyền phòng, chống ma túy, đảm bảo hiệu quả, thiết thực; chú ý tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy ở địa bàn cơ sở.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung tham mưu xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

(2) Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính:

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ, kịp thời với lực lượng Công an đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới đất liền, trên biển, cửa khẩu, hàng không, bưu điện quốc tế và chuyển phát nhanh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống ma túy cho cư dân biên giới, khu vực cửa khẩu và ngư dân trên các vùng biển trọng điểm.

(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Đẩy mạnh thực hiện dự án “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và phòng ngừa nghiện ma túy” đối với nhóm người có nguy cơ cao và người sử dụng trái phép chất ma túy.

- Rà soát, nhân rộng các mô hình hỗ trợ cai nghiện hiệu quả, tạo điều kiện kết nối người nghiện ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy tham gia các dịch vụ ngay tại cộng đồng...

(4) Bộ Y tế:

- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm công tác xác định tình trạng nghiện ma túy, đặc biệt là tại trạm y tế cấp xã; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tăng cường triển khai công tác xác định tình trạng nghiện ma túy tại các địa phương.

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn pháp luật về phòng, chống ma túy theo chức năng, nhiệm vụ của ngành Y tế.

(5) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, bưu chính viễn thông tăng thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy; xây dựng các tư liệu, tài liệu, video clip truyền tải thông điệp phòng, chống ma túy.

- Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động gửi tin nhắn thông điệp tuyên truyền phòng, chống ma túy đến các thuê bao điện thoại di động trên cả nước.

(6) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy cho cán bộ, đoàn viên, học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, trọng tâm là tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy; các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ thanh thiếu niên sử dụng ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và ma túy “núp bóng” các loại thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, thảo mộc, thuốc lá điện tử và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn để triển khai Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên đến năm 2030.

(7) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí:

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống ma túy;

- Nghiên cứu xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, mục, vệt tuyên truyền, thông điệp tuyên truyền phù hợp về phòng, chống ma túy;

- Tăng thời lượng, tần suất phát sóng vào khung giờ có nhiều người theo dõi đối với các nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy, gương điển hình, mô hình phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy hiệu quả, các mô hình xã, phường, thị trấn, huyện không ma túy hoạt động hiệu quả tại các địa phương...

(8) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao:

- Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra các cấp của Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lớn, nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.

- Tổ chức một số phiên tòa điểm, xét xử lưu động tại địa bàn cơ sở để tuyên truyền phòng ngừa tội phạm ma túy.

(9) Các Bộ, cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia:

- Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp phòng, chống ma túy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và các nội dung được giao trong Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia (tại văn bản 47/TB-VPCP ngày 07 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ).

(10) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Chỉ đạo tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy đến từng khu phố, hộ gia đình và trực tiếp tại cộng đồng dân cư, nhất là các khu vực, địa bàn trọng điểm, tập trung đông người, các khu công nghiệp, chế xuất, các khu dự án xây dựng đô thị lớn, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên... Triển khai quyết liệt các giải pháp chuyển hóa “địa bàn cấp xã không ma túy”, tiến tới mục tiêu “huyện không ma túy, tỉnh không ma túy”.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; bố trí nguồn lực, kinh phí kịp thời cho công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy...

- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách, nòng cốt là lực lượng Công an đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

Rà soát và có các giải pháp quản lý hiệu quả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự không để các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hoạt động phạm tội về ma túy. Kiểm tra, triệt xóa diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an rà soát, thống kê, đánh giá chính xác tình hình người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy để quản lý, nhất là các đối tượng có biểu hiện loạn thần, “ngáo đá”, không để các đối tượng gây ra các vụ việc gây mất an ninh trật tự.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma tuý là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

- Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

- Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

- Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.

- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

- Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

- Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

- Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,818 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào