Tháng công nhân năm 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Chủ đề của Tháng công nhân năm 2024 là gì?
Tháng công nhân năm 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào?
Tại Thông báo 77-TB/TW năm 2012 có nêu rõ kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức “Tháng Công nhân” như sau:
1- Đồng ý chủ trương lấy tháng 5 hằng năm là “Tháng Công nhân” và cơ bản nhất trí nội dung đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hoạt động trong “Tháng Công nhân”, với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp quan tâm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn tổ chức thực hiện “Tháng Công nhân” hằng năm, với phương châm hướng về cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện sống, làm việc của công nhân, viên chức, lao động; trong đó, tập trung cho hoạt động tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết những khó khăn, bức xúc của công nhân, viên chức, lao động, thực hiện tốt việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.
3- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong “Tháng Công nhân”.
4- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện "Tháng công nhân" và báo cáo Ban Bí thư theo quy định.
Tại phiên họp ngày 14-02-2012, sau khi nghe Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo về tổ chức “Tháng Công nhân” và hoạt động công đoàn trong tháng 5 - “Tháng Công nhân”, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định lấy Tháng 5 hằng năm là Tháng Công nhân.
Theo đó, Tháng công nhân năm 2024 bắt đầu từ 1/5/2024 và kết thúc vào 31/5/2024.
Tháng công nhân năm 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Chủ đề của Tháng công nhân năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Chủ đề của Tháng công nhân năm 2024 là gì?
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, ngày 5/2/2024, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 18/KH-TLĐ năm 2024 Tải về tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024, kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Theo đó, Tổng LĐLĐVN đã lựa chọn chủ đề Tháng Công nhân năm 2024 là “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Các hoạt động tuyên truyền Tháng Công nhân năm 2024 là gì?
Tại Kế hoạch 18/KH-TLĐ năm 2024, các hoạt động tuyên truyền Tháng Công nhân năm 2024 tập trung vào các nội dung gồm:
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động về Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và nghị quyết, chương trình chuyên đề thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn các cấp; Tuyên truyền về truyền thống, tinh thần bất diệt của Ngày Quốc tế Lao động (1/5); truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; về niềm tự hào của người công nhân; xã hội trân trọng, tôn vinh công nhân; kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; về chủ trương xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Bên cạnh đó, công đoàn các cấp tuyên truyền về 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); Tuyên truyền về các hoạt động của Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024; gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Các cấp công đoàn lựa chọn và linh hoạt kết hợp các phương pháp, công cụ, kênh, nền tảng truyền thông truyền thống (báo in, truyền hình, phát thanh, pa-nô, loa truyền thanh...) và hiện đại (báo điện tử, các nền tảng tương tác trên internet, các ứng dụng di động); truyền thông đại chúng chính thống (các cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương và địa phương, báo chí công đoàn) và truyền thông xã hội (các diễn đàn online, Facebook, Youtube, Tiktok, zalo...), để đảm bảo hiệu ứng tốt nhất và đạt kết quả ở mức cao nhất. Quan tâm sản xuất các sản phẩm tuyên truyền ngắn, lan tỏa nhanh, hiệu ứng tốt.
Đồng thời, nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông thực hiện chiến dịch “Chuyện nghề công nhân”, phản ánh những câu chuyện thực tế trong đời sống, việc làm của công nhân lao động, giúp xã hội hiểu, chia sẻ, trân trọng và tôn vinh công nhân.
Tập trung tuyên truyền thông qua tổ chức các cuộc thi, hội thi, hội thao, hội diễn...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.