Tháng 8/2023 sẽ có quy định về cán bộ dám nghĩ dám làm theo Nghị quyết 124/NQ-CP 2023 đúng không?

Co tôi hỏi: Tháng 8/2023 sẽ có quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm theo Nghị quyết 124/NQ-CP 2023 đúng không? - Câu hỏi của anh L.P.Q (Quảng Ninh).

Tháng 8/2023 sẽ có quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm?

Căn cứ Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023.

Theo tiểu mục 15 Mục I Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan địa phương thực hiện những công việc nhất, trong đó bao gồm việc trình Chính phủ ban hành quy định về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm.

Cụ thể sau:

I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023
...
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Theo dõi chặt chẽ quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 tại các địa phương, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, bảo đảm mục tiêu, lộ trình thực hiện trong năm 2023, 2024; kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các nhiệm vụ liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nhất là việc kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và vấn đề trụ sở, tài sản công... tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
b) Đôn đốc các bộ, cơ quan khẩn trương ban hành đầy đủ các thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm tại các bộ, cơ quan, làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo vị trí việc làm, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
c) Trình Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 2023 quy định về bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Như vậy, trong tháng 8/2023, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành quy định về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tháng 8/2023 sẽ có quy định về cán bộ dám nghĩ dám làm theo Nghị quyết 124/NQ-CP 2023 đúng không?

Tháng 8/2023 sẽ có quy định về cán bộ dám nghĩ dám làm theo Nghị quyết 124/NQ-CP 2023 đúng không? (Hình từ Internet)

Cán bộ công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
...
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Như vậy, cán bộ công chức viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp:

- Mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên trong trường hợp quyết định đó trái pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức đã báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định nhưng người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành bằng văn bản.

- Vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi thi hành công vụ (Được cấp có thẩm quyền xác nhận)

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Theo như quy định trên, hiện nay có 4 hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Bãi nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,176 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào