Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 10 2024? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có những ngày lễ gì?
Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 10 2024?
>> Xem thêm: Tháng 11 âm lịch năm 2024 là tháng con gì?
>> Xem thêm: Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday có ý nghĩa gì? 1 năm có bao nhiêu lần Black Friday?
Tháng 10 âm lịch năm 2024 là thời gian cuối thu, đầu đông ở miền Bắc Việt Nam. Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đôi khi có mưa phùn. Ở miền Trung và miền Nam, trời thường mát mẻ hơn. Không khí có phần dễ chịu hơn so với các tháng hè, thích hợp cho việc nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
Tháng 10 âm lịch thường là thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị cho các hoạt động lễ hội, tết Nguyên Đán sắp tới.
Trong nông nghiệp, nhiều nơi đã thu hoạch xong mùa màng, đặc biệt là lúa vụ đông. Thời điểm này là lúc người dân dọn dẹp đồng ruộng, chuẩn bị cho mùa vụ năm sau.
Có nhiều thắc mắc về tháng 10 âm lịch năm 2024: "Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 10 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"
Để biết được "Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 10 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?" xem lịch âm tháng 10 2024 dưới đây:
LỊCH ÂM THÁNG 10 2024:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
1 1/11 | 2 2/12 | 3 3/11 | ||||
4 4/11 | 5 5/11 | 6 6/11 | 7 7/11 | 8 8/11 | 9 9/11 | 10 10/11 |
11 11/11 | 12 12/11 | 13 13/11 | 14 14/11 | 15 15/11 | 16 16/11 | 17 17/11 |
18 18/11 | 19 19/11 | 20 20/11 | 21 21/11 | 22 22/11 | 23 23/11 | 24 24/11 |
25 25/11 | 26 26/11 | 27 27/11 | 28 28/11 | 29 29/11 | 30 30/11 |
*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch
Theo lịch trên, lịch âm tháng 10 2024 sẽ có 30 ngày, mùng 1 10 âm lịch năm 2024 sẽ rơi vào ngày 01/11/2024 dương lịch (trúng thứ 6) và ngày 30 10 âm lịch năm 2024 rơi vào ngày 30/11/2024 dương lịch (thứ 7).
"Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì?"
Tháng 10 âm lịch năm 2024 hay còn gọi là tháng Ất Hợi trong năm Giáp Thìn 2024, nói cách khác Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con heo thường mang những đặc điểm sau:
(1) Tiết khí và thời tiết: Đây là thời gian cuối thu, đầu đông ở miền Bắc Việt Nam. Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đôi khi có mưa phùn. Ở miền Trung và miền Nam, trời thường mát mẻ hơn. Không khí có phần dễ chịu hơn so với các tháng hè, thích hợp cho việc nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
(2) Tính chất của tháng Ất Hợi: Trong năm Giáp Thìn 2024, tháng 10 âm lịch năm 2024 thuộc hành Thủy và mang can Ất và chi Hợi.
Can Ất thuộc hành Mộc: mang tính âm, thường tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, mềm mỏng và sâu sắc.
Chi Hợi thuộc hành Thủy: cũng mang tính âm, đại diện cho sự bình ổn, khoan hòa, thích ứng cao với hoàn cảnh. Tháng này thường được xem là thời điểm thuận lợi cho các hoạt động bình ổn, củng cố và xây dựng bền vững, hơn là đẩy mạnh các kế hoạch lớn.
(4) Phong thủy và tâm linh:
Tháng Hợi là tháng cuối cùng trong chu kỳ 12 con giáp, tượng trưng cho sự kết thúc và hoàn thành. Đây là thời điểm tốt để tổng kết, đánh giá lại công việc và chuẩn bị cho các dự định mới trong năm tới.
Tháng này thường được xem là tháng thích hợp cho việc củng cố gia đình, hòa hợp các mối quan hệ.
Trong năm Giáp Thìn, tháng Ất Hợi cũng hài hòa về ngũ hành, giúp mang lại sự ổn định và thuận lợi cho nhiều lĩnh vực nếu biết cách tận dụng.
Như vậy, thông tin nêu trên cung cấp cho câu "Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng gì?Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 10 âm lịch năm 2024 kết thúc vào ngày nào?"
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Xem chi tiết lịch âm tháng 10 2024?
Tháng 10 âm lịch năm 2024 có những ngày lễ gì?
Tháng 10 âm lịch năm 2024 còn là tháng 11 dương lịch 2024, theo đó tháng 10 âm lịch năm 2024 có các ngày lễ được tính theo lịch dương tháng 11 năm 2024.
(*) Các ngày lễ theo lịch dương tháng 11 năm 2024:
(1) Ngày Đô thị Việt Nam
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1519/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Hàng năm lấy ngày 08 tháng 11 là “Ngày Đô thị Việt Nam” và tổ chức lần đầu tiên vào ngày 08 tháng 11 năm 2008.
Như vậy, ngày 08 tháng 11 hàng năm là “Ngày Đô thị Việt Nam”.
(2) Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Như vậy, ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) “Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam” và là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam"
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 380-TTg năm 1995 quy định như sau:
Hàng năm, bắt đầu từ năm 1995, lấy ngày 28 tháng 11 là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam".
Đồng thời, căn cứ theo Điều 1 Quyết định 246/QĐ-TTg năm 2016 quy định như sau:
Lấy ngày 28 tháng 11 hàng năm là “Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam”.
Như vậy, ngày 28 tháng 11 hàng năm là “Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam” và là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam".
(4) "Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái"
Căn cứ theo Công văn 6512/VPCP-V.I năm 2007 quy định như sau:
Đồng ý chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái".
Như vậy, ngày 29 tháng 11 là "Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái".
Bên cạnh đó, tháng 11 2024 còn có những ngày lễ trong nước sau:
+ Ngày 3/11: Ngày truyền thống Trung đoàn Không quân 910
+ Ngày 4/11: Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn
+ Ngày 6/11: Ngày truyền thống của Lữ đoàn 131
+ Ngày 7/11: Ngày truyền thống của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
+ Ngày 12/11: Ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam.
+ Ngày 18/11: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Ngày 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam
+ Ngày 22/11: Ngày truyền thống tỉnh An Giang
+ Ngày 23/11: Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngày kỷ niệm thành lập Hiệp hội Điều Việt Nam, Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
+ Ngày 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam
(*) Các ngày lễ theo lịch âm tháng 10 2024
Vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 dương lịch, người dân Việt đón 2 ngày lễ thực sự có ý nghĩa trong văn hóa của ông cha ta:
Tết Thường Tân (10/10 âm lịch): Hay còn có tên gọi khác là Tết Song Thập, thường được diễn ra vào thời điểm vụ thu hoạch lúa “cúi đầu” ở các vùng nông thôn nước ta. Vào ngày lễ này, mọi người thường làm bánh dày và chè kho để cúng gia tiên, nhằm tạ ơn thần linh và cầu mong mùa vụ mới tốt đẹp.
Tết Hạ Nguyên (15/10 âm lịch): Thường được gọi là Tết Tạ Ơn, diễn ra vào ngày rằm theo lịch âm tháng 11. Vào dịp lễ này, người dân thường cúng kiếng và cầu nguyện cho người đã khuất, đồng thời mong gia tiên phù hộ cho gia đình được bình an và hạnh phúc.
Người dân được đốt những loại pháo hoa nào trong dịp lễ, tết?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.