Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?

Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy từ ngày 16/09/2203 được quy định như thế nào? chị B.H - Hải Dương.

Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên đường thủy gồm có như sau:

Bộ trưởng Bộ Công an:

Ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy toàn quốc.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:

Trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy theo tuyến, địa bàn hoặc toàn quốc.

Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây biết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh):

Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý.

Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy từ ngày 16/09/2203 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào cảnh sát đường thủy được dừng phương tiện để kiểm soát?

Tại Điều 8 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông đường thủy để kiểm soát:

Dừng phương tiện để kiểm soát
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Thực hiện chỉ đạo, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, phương án công tác của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị dừng phương tiện của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
d) Tin báo, tố giác về vi phạm pháp luật liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Các yêu cầu khi dừng phương tiện để kiểm soát
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b) Lựa chọn vị trí kiểm soát yêu cầu phạm vi luồng sâu, rộng, thoáng, không bị che khuất tầm nhìn; bảo đảm việc dừng phương tiện, kiểm soát công khai, minh bạch;
c) Trường hợp dừng kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì ngoài thỏa mãn các yêu cầu tại điểm a, điểm b khoản này cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hướng dẫn phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để dừng, sau đó tiến hành kiểm soát.
...

Theo quy định trên, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Thực hiện chỉ đạo, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, phương án công tác của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt.

- Có văn bản đề nghị dừng phương tiện của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Tin báo, tố giác về vi phạm pháp luật liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về các yêu cầu khi dừng phương tiện để kiểm soát như sau:

- An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Lựa chọn vị trí kiểm soát yêu cầu phạm vi luồng sâu, rộng, thoáng, không bị che khuất tầm nhìn; bảo đảm việc dừng phương tiện, kiểm soát công khai, minh bạch.

- Trường hợp dừng kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì ngoài thỏa mãn các yêu cầu tại điểm a, điểm b khoản này cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hướng dẫn phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để dừng, sau đó tiến hành kiểm soát.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường thủy được quy định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường thủy.

Khi dừng phương tiện để kiểm soát phải căn cứ vào mật độ phương tiện tham gia giao thông, tình hình, đặc điểm luồng, tuyến giao thông để bảo đảm an toàn và lưu thông bình thường của các phương tiện khác và thực hiện như sau:

- Ban ngày, hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài.

- Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài.

- Ngoài hiệu lệnh nêu trên, có thể kết hợp dùng loa hướng dẫn cho phương tiện dừng hoặc giảm tốc độ để kiểm soát.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

584 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào