Tết Trùng cửu là gì? Tết Trùng cửu 2024 ngày mấy dương lịch? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì?
Tết Trùng cửu là gì? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì? Tết Trùng cửu 2024 ngày mấy dương lịch?
Hiện nay có khá nhiều thắc mắc về Tết Trùng cửu như: "Tết Trùng cửu là gì? Tết Trùng cửu là tết gì? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì?Tết Trùng cửu 2024 ngày mấy dương lịch?"
Tham khảo các thông tin dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên:
Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là Tết Trùng Dương, diễn ra vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội truyền thống xuất phát từ Trung Quốc.
Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức các hoạt động cúng tế nhằm chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 Âm lịch hàng năm. Lễ cúng này được tổ chức trên khắp đất nước và trở thành một tập tục quan trọng. Ngày 9 tháng 9 Âm lịch được xem là ngày rất tốt lành, và từ đó Tết Trùng Cửu ra đời, mang theo ý nghĩa cầu chúc mùa màng bội thu, thịnh vượng và may mắn.
Ngày nay, Tết Trùng Cửu còn là dịp để tưởng nhớ người cao tuổi và cầu chúc sự trường thọ, với nhiều phong tục truyền thống như leo núi, uống rượu hoa cúc, và mang theo hạt thù du để xua đuổi tà ma.
Tết Trùng Cửu, còn được gọi là "Từ thanh" hay "tạm biệt thảm cỏ xanh", mang ý nghĩa là thời điểm cuối cùng trong năm mà mọi người có thể tận hưởng không gian ngoài trời trước khi bước vào mùa đông khắc nghiệt. Sau Tết Trùng Cửu, cây cối bắt đầu héo úa, không còn thích hợp cho những chuyến dã ngoại, vì thế, lễ hội này trở thành dịp cuối cùng để mọi người vui chơi, đặc biệt là những chuyến leo núi. Một trong những hoạt động phổ biến vào dịp này là cuộc thi leo núi tại thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nơi có ngọn núi Thái Sơn nổi tiếng.
Từ năm 1989, Trung Quốc đã chính thức công nhận Tết Trùng Cửu là "Ngày của người cao tuổi", nhằm tôn vinh và thể hiện lòng kính trọng đối với những người già. Ngày 9 tháng 9 không chỉ mang ý nghĩa truyền thống của Tết Trùng Cửu mà còn là dịp để cầu chúc sức khỏe và trường thọ cho người cao tuổi.
Ngoài ra, trong dịp Tết Trùng Cửu, người dân ở những nơi không có núi thường làm loại bánh có tên "bánh Trùng Cửu". Điều đặc biệt là từ "bánh" (糕) trong tiếng Hán phát âm giống với từ "cao", mang ý nghĩa "lên cao" (đăng cao). Do đó, ăn bánh Trùng Cửu được coi như một biểu tượng thay thế cho việc leo núi cao, giúp giữ gìn phong tục truyền thống.
Theo quan niệm trên, Tết Trùng cửu 2024 là ngày 9 9 Âm lịch 2024. Theo lịch Âm tháng 9 2024 ngày 9 9 2024 rơi vào thứ 6 (ngày 11 tháng 10 dương lịch 2024)
LỊCH ÂM THÁNG 9 NĂM 2024:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
1 3/10DL | 2 4 | 3 5 | 4 6 | |||
5 7 | 6 8 | 7 9 | 8 10 | 9 11 | 10 12 | 11 13 |
12 14 | 13 15 | 14 16 | 15 17 | 16 18 | 17 19 | 18 20 |
19 21 | 20 22 | 21 23 | 22 24 | 23 25 | 24 26 | 25 27 |
26 28 | 27 29 | 28 30 | 29 31 |
*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch
Thông tin trên giải đáp cho "Tết Trùng cửu là gì? Tết Trùng cửu là tết gì? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì?Tết Trùng cửu 2024 ngày mấy dương lịch?"
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Tết Trùng cửu là gì? Tết Trùng cửu 2024 ngày mấy dương lịch? Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Tết Trùng Cửu có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Tại theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, Tết Trùng Cửu 2024 không phải là ngày lễ lớn trong năm.
Người lao động có được nghỉ Tết Trùng Cửu 2024 không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2024, người lao động có những ngày nghỉ lễ, tết như trên.
Do đó, Tết Trùng Cửu 2024 không thuộc 1 trong những ngày lễ tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
...
Theo quy định trên, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì được nghỉ hằng năm từ 12 - 16 ngày.
Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu làm lâu năm thì người lao động còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc tính thêm 01 ngày phép).
Như vậy, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ vào ngày Tết Trùng cửu 2024 thì người lao động có thể xin nghỉ phép tương ứng với số ngày được nghỉ phép và được nghỉ có hưởng lương.
Đồng thời, nếu Tết Trùng cửu 2024 rơi ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ vào ngày đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.