Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày?

Tôi muốn hỏi Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày? - Câu hỏi của chị N.L.T (Trà Vinh).

Tết Khmer vào ngày nào 2024?

>> Xem thêm: Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2024 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chol Chnam Thmay (Tết Khmer) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chol” nghĩa là “vào” và “Chnam Thmay” là “năm mới”. Hằng năm, lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian.

Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024.

Đối với người Khmer, tháng 4 là điểm giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa. Tại thời điểm này, cỏ cây trở lại tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Sự thay đổi, bừng lên của thiên nhiên đã được người Khmer quan niệm như sự khởi đầu của một năm mới. Việc tổ chức Tết Chol Chnam Thmay xuất phát từ mục đích cầu xin mùa khô qua mau để có thể bắt đầu mùa vụ mới.

Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày?

Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày?

Để đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2024 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn gửi các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung.

Trong đó, UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học phải có kế hoạch sắp xếp để cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây trong 4 ngày, từ 13 – 16/4/2024.

Đồng thời, Chủ tịch UBND có chỉ đạo các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung

- Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt việc họp mặt, thăm hỏi các gia đình chính sách, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh, đảm bảo an toàn và tiết kiệm.

- Đối với các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giữ gìn an ninh trật tự trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2024, cụ thể:

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh, nội dung phong phú, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh có chương trình đặc biệt phục vụ đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây.

+ Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan hướng dẫn người dân về giữ gìn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây.

+ Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây.

+ Ngành điện lực bảo đảm cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây.

+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan định hướng các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực công tác, học tập, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

+ Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với UBMTTQVN, các tổ chức đoàn thể cùng cấp vận động đồng bào phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ gia đình đồng bào dân tộc Khmer nghèo, neo đơn, gặp khó khăn trong cuộc sống để mọi người, mọi nhà cùng đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2024 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm.

Nguồn: www.travinh.gov.vn

Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
10,395 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào