TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?

Cho tôi hỏi: TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào? - Câu hỏi của anh A.P (Hồ Chí Minh).

TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế có phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?

Ngày 28/12/2012, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 3621/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó bao gồm: TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 9411:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 353:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2009 và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ- CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9411:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo đó, căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012, tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế các nhà ở riêng lẻ được xây dựng thành dãy có sự thống nhất về kiến trúc và hệ thống hạ tầng, đáp ứng yêu cầu thiết kế đô thị.

TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?

TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào? (Hình từ Internet)

TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế sử dụng những tài liệu viện dẫn nào?

Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012, các tài liệu viện dẫn sử dụng tại TCVN 9411:2012 bao gồm:

- TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 4474, Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4513, Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4605, Kỹ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5687:2010, Thông gió - Điều hoà không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà;

- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- TCXD 16:1986, Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;

- TCXD 29:1991, Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 264:2002, Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo ngư­ời tàn tật tiếp cận sử dụng;

Theo đó, đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại đâu và cần đảm bảo các nguyên tắc gì về thiết kế xây dựng?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định thì:

Quy định chung
4.1 Nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.
4.2 Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình.
4.3 Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
- Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
- Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
- Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
- Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
- Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
- Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m.
4.4 Nhà ở liên kế mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì các nhà xây sau phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt và thống nhất với các nhà xây trước về cao độ nền, độ cao tầng 1 (tầng trệt), cao độ ban công, cao độ và độ vươn của ô văng, màu sắc hoàn thiện...
4.5 Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế:
- Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;
- Các khu vực đã có quy hoạch ổn định; nếu xây dựng nhà ở liên kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất;
- Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.
4.6 Nhà ở liên kế mặt phố được phép có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái hoặc các kết cấu giáp lai khác của hai nhà liền kề).
- Trường hợp tường chung thì hệ thống kết cấu dầm sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà không được xây dựng quá tim tường chung. Chiều dày tường chung không nhỏ hơn 0,2 m;
- Trường hợp có tường riêng thì chỉ được phép xây dựng trong ranh giới có chủ quyền hoặc quyền sử dụng đất.
4.7 Nhà ở liên kế có sân vườn thì kích thước tối thiểu (tính từ mặt nhà đến chỉ giới đường đỏ) của sân trước là 2,4 m và thống nhất theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Trường hợp có thêm sân sau thì kích thước tối thiểu của sân sau là 2,0 m.
4.8 Thiết kế nhà ở liên kế phải đảm bảo các quy định khác liên quan như an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, giao thông,...

Theo đó, nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.

Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;

- Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;

- Có màu sắc chung cho một dãy nhà;

- Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;

- Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;

- Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.

- Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
27,456 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào