TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy? Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy ra sao?

Cho tôi hỏi: TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy? Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy ra sao? - Câu hỏi của chú B.T (Gia Lai).

Phạm vi áp dụng TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7387-4:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 14122-4:2004 và sửa đổi 1:2010.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7387-4:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 199 An toàn máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo đó, tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các máy (tĩnh tại và di động) cần có các phương tiện tiếp cận cố định.

Mục đích của tiêu chuẩn này là xác định các yêu cầu chung để tiếp cận an toàn các máy được nêu trong TCVN 7383-2 (ISO 12100-2), TCVN 7387-1 (ISO 14122-1), đưa ra lời khuyên về lựa chọn đúng các phương tiện tiếp cận khi cần tiếp cận đến máy mà không thể tiếp cận một cách trực tiếp từ mức mặt đất hoặc từ các mức sàn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thang cố định là một bộ phận của máy.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các thang cố định là một bộ phận của tòa nhà tại đó có lắp đặt máy với điều kiện là chức năng chính của bộ phận của tòa nhà là cung cấp phương tiện tiếp cận máy.

CHÚ THÍCH 1: Cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn này cho các phương tiện tiếp cận ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Trong các trường hợp như vậy phải tính đến các quy định có liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các máy di động có thể áp dụng các yêu cầu khác do các kích thước và các điều kiện sử dụng riêng biệt của chúng.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thang không được cố định thường xuyên với máy và có thể được tháo ra hoặc di chuyển sang một bên hoặc được xoay (lắp ráp có khớp xoay) đối với một số nguyên công của máy (ví dụ, thay dụng cụ trong một máy ép lớn).

Đối với các nguy hiểm lớn cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, xem Điều 4 của TCVN 7387-1 (ISO 14122-1).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy được chế tạo trước khi tiêu chuẩn này được công bố.

TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy? Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy ra sao?

TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy? Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu an toàn chung đối với thang cố định tại TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy là gì?

Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy như sau:

Yêu cầu chung
Vật liệu, kích thước của các bộ phận và dạng kết cấu được sử dụng phải đáp ứng các mục tiêu về an toàn của tiêu chuẩn này.
Các thang phải được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về lắp đặt tương tự như đối với máy và khi cần thiết, có tính đến các điều kiện như môi trường khắc nghiệt, rung,v.v…
Khi có thể thực hiện được, các thang cố định nên được thiết kế có hai cột thang. Trong trường hợp ngoại lệ (ví dụ như một thang liên tục có góc nâng thay đổi hoặc không đủ không gian để lắp hai cột thang) thì có thể sử dụng các thang cố định chỉ có một cột thang.
Các chi tiết có thể tiếp xúc với người sử dụng phải được thiết kế không bị móc vào, gây thương tích hoặc cản trở người sử dụng, nghĩa là nên tránh các góc sắc, các mối hàn có ba via hoặc các cạnh xù xì v.v… Mở hoặc đóng các chi tiết di động (cửa) không được gây ra mối nguy hiểm khác (ví dụ cắt hoặc ngã bất ngờ) đối với người sử dụng thang và những người ở vùng lân cận.
Các phụ tùng, khớp nối bản lề, các điểm neo, các giá đỡ và các điểm lắp ráp phải giữ cho bộ phận lắp đủ cứng vững và ổn định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong các điều kiện sử dụng bình thường.

Như vậy, thang cố định phải đáp ứng những yêu cầu an toàn chung nêu trên.

Yêu cầu chung về độ bền của thang cố định như thế nào?

Căn cứ khoản 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 7387-4:2011 về An toàn máy như sau:

Độ bền của thang cố định
4.2.1. Yêu cầu chung
Thang, sàn và lồng an toàn (khi được lắp) phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế sau:
4.2.1.1. Các chi tiết của thang
Các chi tiết của thang được xem là đáp ứng các yêu cầu được nêu trong 4.2.1 khi chúng đáp ứng các yêu cầu của EN 131-2. Độ võng lớn nhất như đã quy định trong 5.1 không được vượt quá 50 mm.
Trong trường hợp các thang cố định có một cột thang, thay cho thử uốn ngang (xem 4.4 của EN 131-2:1993) phải tiến hành thử xoắn bằng cách tác dụng hai tải trọng thử, mỗi tải trọng 400 N. Độ võng của thang không được vượt quá 20 mm (xem 5.4.3 và Hình 16). Đối với các bậc thang, tải trọng được tác dụng lên chiều dài 100 mm gần các bộ phận ở bên chống trượt khỏi bậc thang. Độ võng còn dư của các bậc thang không được lớn hơn 3 % chiều dài của bậc thang (xem 5.4.2 và Hình 15).
4.2.1.2. Lồng an toàn
Lồng an toàn được xem là đáp ứng các yêu cầu này nếu biến dạng dư do tải trọng thẳng đứng 1 000 N không lớn hơn 10 mm và do tải trọng nằm ngang 500 N không lớn hơn 10 mm (xem 5.3 và Hình 13).
4.2.1.3. Thang cố định được trang bị bộ hãm chống ngã
Ngoài các yêu cầu của 4.2.1.1, tổ hợp của bộ hãm chống ngã và thang phải có khả năng chặn cho người sử dụng không bị ngã (xem Điều 5).

Như vậy, thang, sàn và lồng an toàn (khi được lắp) của thang cố định phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,523 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào