TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) yêu cầu đối với lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli trong việc lắp đặt thang máy?
TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) yêu cầu đối với lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli trong việc lắp đặt thang máy?
Tại TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) quy định về lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli như sau:
- Giếng thang, buồng máy và buồng puli và các khu vực làm việc liên quan phải có lối vào. Phải có giải pháp để chỉ có những người có nhiệm vụ mới có thể vào các không gian ngoài không gian bên trong cabin.
- Lối vào, nằm bên cạnh bất kỳ cửa/cửa sập nào, dùng để vào giếng thang hay vào buồng máy và buồng puli phải được chiếu sáng bằng đèn điện được lắp cố định với cường độ chiếu sáng ít nhất là 50 lux.
- Nếu lối vào thang máy để bảo trì hay với các mục đích cứu hộ phải đi thông qua khu vực thuộc sở hữu riêng, khi đó phải cấp quyền ra vào lâu dài cho người có nhiệm vụ và cung cấp các hướng dẫn phù hợp.
Nhà sản xuất/bên lắp đặt nên cho bên thiết kế/kiến trúc/chủ tòa nhà biết thỏa thuận về lối ra vào, hỏa hoạn, trường hợp mắc kẹt và các vấn đề về an ninh gắn liền với việc thang máy có thể được sử dụng trực tiếp từ khu vực thuộc sở hữu riêng (xem 0.4.2 Các thỏa thuận).
Chú thích: Lối vào thông qua khu vực thuộc sở hữu riêng có thể phải tuân theo các quy định về xây dựng.
- Phương tiện để xuống hố thang được trang bị bao gồm:
+ cửa ra vào nếu độ sâu hố thang vượt quá 2,50 m.
+ hoặc một cửa ra vào hoặc một thang leo lắp bên trong giếng thang có thể dễ dàng tiếp cận từ cửa tầng, nếu hố thang có độ sâu không quá 2,50 m.
Bất kỳ cửa ra vào hố thang nào cũng phải đáp ứng theo các yêu cầu ở Mục 5.2.3 TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014)
Các thang leo phải đáp ứng theo Phụ lục F ban hành kèm theo TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014).
Nếu có rủi ro thang leo ở vị trí được lắp đặt có thể va chạm với các bộ phận chuyển động của thang máy, thì thang leo cần phải được trang bị thêm một (nhiều) thiết bị an toàn điện theo 5.11.2 TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) nhằm ngăn thang máy hoạt động nếu thang leo không ở đúng vị trí cất giữ.
Nếu thang leo được để trên sàn hố thang thì tất cả các không gian lánh nạn phải được đảm bảo duy trì khi thang leo ở vị trí cất giữ.
- Phải trang bị lối vào an toàn để tiếp cận buồng máy và buồng puli. Tốt nhất là sử dụng cầu thang. Nếu không thể lắp đặt cầu thang thì có thể sử dụng thang leo đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Lối vào buồng máy và buồng puli không được ở vị trí cao hơn 4 m so với mặt sàn có thể tiếp cận bằng cầu thang.
Đối với lối vào cao hơn 3 m tiếp cận bằng thang leo thì phải trang bị thiết bị chống rơi ngã.
+ Thang leo được cố định ở lối vào hoặc ít nhất cũng được cột bằng cáp hoặc xích sao cho chúng không thể bị xê dịch.
+ Thang leo cao hơn 1,50 m khi được đặt vào vị trí để vào ra thì phải tạo thành một góc nghiêng từ 65o đến 75o theo phương ngang và không được có nguy cơ bị trượt hay lật.
+ Độ rộng thông thủy của thang leo phải ít nhất 0,35 m, chiều sâu các bậc thang không ít hơn 25 mm và trong trường hợp là thang leo thẳng đứng thì khoảng cách giữa các bậc thang và vách tường phía sau thang leo không được ít hơn 0,15 m. Các bậc thang phải được thiết kế để chịu được mức tải không thấp hơn 1500 N.
+ Kế cận đầu phía trên cùng của thang leo phải có ít nhất một tay nắm có thể dễ dàng với tới.
+ Xung quanh thang leo, trong vòng khoảng cách 1,50 m theo phương ngang, phải ngăn ngừa nguy cơ bị rơi ngã từ độ cao cao hơn chiều cao thang leo.
Chú thích: Các quy định về xây dựng có thể yêu cầu chỉ sử dụng cầu thang.
TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) yêu cầu đối với lối vào giếng thang, buồng máy và buồng puli trong việc lắp đặt thang máy? (Hình từ Internet)
Tính chuyên dụng của giếng thang, buồng máy và buồng puli trong việc lắp đặt thang máy được quy định như thế nào?
Tại TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) quy định về tính chuyên dụng của giếng thang, buồng máy và buồng puli như sau:
- Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thang máy. Không được chứa các ống dẫn, cáp hoặc các thiết bị khác không phải cho thang máy trong những không gian này.
Tuy nhiên giếng thang, buồng máy và buồng puli có thể chứa:
+ Thiết bị để điều hòa không khí hoặc sưởi ấm cho các không gian này, không bao gồm lò sưởi hơi nước và hệ thống sưởi bằng nước áp suất cao. Nhưng bất kỳ thiết bị điều khiển hay điều chỉnh nào cho thiết bị sưởi phải được đặt ngoài giếng thang.
+ Thiết bị báo cháy hoặc chữa cháy, với nhiệt độ hoạt động cao (ví dụ trên 80 oC), thích hợp cho các thiết bị điện và được bảo vệ phù hợp khỏi các tác động ngẫu nhiên.
Khi có lắp đặt hệ thống phun nước cứu hỏa thì chỉ kích hoạt hệ thống này khi thang máy dừng ổn định tại tầng và hệ thống cấp nguồn cho thang và các mạch chiếu sáng đã bị ngắt bởi hệ thống cảm biến phát hiện lửa hoặc khói.
Chú thích: Các hệ thống cảm biến phát hiện lửa, khói và phun nước như trên thuộc trách nhiệm của ban quản lý tòa nhà.
- Các buồng máy có thể chứa máy dẫn động cho các loại thang máy khác nhau, ví dụ thang máy chỉ chở hàng.
- Trong trường hợp giếng thang được bao che một phần theo 5.2.5.2.3 TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) giếng thang được tính là khoảng không gian:
+ Bên trong phần bao che nếu có sự hiện diện của vách bao che.
+ Nằm trong khoảng cách 1,50 m theo phương nằm ngang tính từ vị trí các bộ phận chuyển động của thang máy nếu không có các vách bao che.
- Thông gió cho giếng thang, buồng máy và buồng puli
Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng để cung cấp đường thông gió cho các phòng không thuộc hệ thống thang máy.
Việc thông gió phải được thực hiện sao cho các thiết bị và động cơ, cũng như các dây cáp điện,... được bảo vệ khỏi bụi, hơi khói có hại và ẩm ướt.
Chú thích: Xem thêm E.3.TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014)
Nguyên tắc chung về cấu tạo và lắp đặt thang máy là gì?
Căn cứ vào TCVN 6396-20:2017 (EN 81-20:2014) có đề cập đến nguyên tắc chung về cấu tạo và lắp đặt thang máy như sau:
- Tiêu chuẩn này không lặp lại các quy định về kỹ thuật chung áp dụng cho các thiết bị điện, cơ khí hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả việc bảo vệ chống cháy cho tòa nhà.
Tuy nhiên, vẫn cần phải thiết lập các yêu cầu liên quan về kết cấu, vì việc lắp đặt thang máy đòi hỏi các yêu cầu đặc biệt hoặc trong trường hợp sử dụng thang máy sẽ có các yêu cầu khắt khe hơn trong các lĩnh vực khác.
- Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu tối thiểu cho việc lắp đặt thang máy vào tòa nhà. Ở một số quốc gia có thể có các quy định về xây dựng tòa nhà hay những quy định khác không thể bỏ qua.
Những điều khoản điển hình bị ảnh hưởng bởi vấn đề này là những nội dung về xác định giá trị nhỏ nhất cho chiều cao của buồng máy và buồng puli và kích thước cửa ra vào của chúng.
- Tiêu chuẩn này chỉ thiết lập các yêu cầu, đến mức tốt nhất có thể, mà các loại vật liệu và thiết bị phải đáp ứng vì hoạt động an toàn của thang máy.
- Các phương pháp phân tích rủi ro, thuật ngữ và giải pháp kỹ thuật được xem như có sử dụng đến các phương pháp trong các ISO 12100, ISO 14798 và EN 61508.
- Để TCVN 6396-20 (EN 81-20) có thể trở thành một tiêu chuẩn áp dụng rộng rãi thì khối lượng trung bình của một người được tính là 75 kg.
Tiêu chuẩn này xác định diện tích cabin tối đa liên quan đến mức tải được thiết kế cụ thể cho cabin (tải định mức) và diện tích cabin tối thiểu để vận chuyển số lượng người tương ứng, dựa trên cân nặng 75 kg cho mỗi người, để phát hiện và ngăn hiện tượng quá tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.