TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 về Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu - Phần 4: Bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% (Hot Mix Asphalt Pavement Layer - Construction and Acceptance - Part 4 : Hot Recycled Dense-Graded Asphalt Concrete In Mixing Plant With RAP Content Less Than 25%)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, thiết kế hỗn hợp, sản xuất, thi công, kiểm tra và nghiệm thu lớp mặt đường bằng hỗn hợp bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ (RAP) không quá 25 %.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 áp dụng cho việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu áo đường ô tô cao tốc (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012), đường ô tô (theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4054:2005), đường giao thông nông thôn (theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014), đường đô thị (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022), bến bãi, quảng trường. Phạm vi áp dụng phù hợp của từng loại hỗn hợp bê tông nhựa chặt tái chế nóng quy định trong Bảng 1.
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết kế hỗn hợp BTNCTCN ra sao?
Căn cứ theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 quy định thiết kế hỗn hợp BTNCTCN
Mục đích của công tác thiết kế là tìm ra được tỷ lệ phối hợp các loại vật liệu mới (cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, bột khoáng, nhựa đường, phụ gia), tỷ lệ phối hợp của RAP sao cho hỗn hợp BTNCTCN có thành phần cấp phối thoả mãn yêu cầu trong Bảng 1 và các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu trong Bảng 3.
Việc thiết kế hỗn hợp BTNCTCN được tiến hành theo Phụ lục A.
Thiết kế hỗn hợp BTNCTCN được tiến hành theo 3 bước: Thiết kế sơ bộ (Cold mix design), thiết kế hoàn chỉnh (Hot mix design) và xác lập công thức chế tạo hỗn hợp BTNCTCN (Job mix formular). Nhiệt độ chế bị mẫu thí nghiệm theo quy định trong Bảng 6.
- Thiết kế sơ bộ: Mục đích của công tác thiết kế này nhằm xác định sự phù hợp về chất lượng và thành phần hạt của các loại cốt liệu sẵn có tại nơi thi công, khả năng sử dụng những cốt liệu này để sản xuất ra hỗn hợp BTNCTCN thỏa mãn các chỉ tiêu quy định, sử dụng vật liệu tại khu vực tập kết vật liệu của trạm trộn để thiết kế. Kết quả thiết kế sơ bộ là cơ sở định hướng cho thiết kế hoàn chỉnh.
- Thiết kế hoàn chỉnh: Mục đích của công tác thiết kế này nhằm xác định thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu và hàm lượng nhựa tối ưu khi cốt liệu đã được sấy nóng. Tiến hành chạy thử trạm trộn trên cơ sở số liệu của thiết kế sơ bộ. Lấy mẫu cốt liệu tại các phễu dự trữ cốt liệu nóng để thiết kế. Kết quả thiết kế hoàn chỉnh là cơ sở để quyết định sản xuất thử hỗn hợp BTNCTCN và rải thử lớp BTNCTCN.
- Xác lập công thức chế tạo hỗn hợp BTNCTCN: Trên cơ sở thiết kế hoàn chỉnh, tiến hành công tác rải thử. Trên cơ sở kết quả sau khi rải thử lớp BTNCTCN, tiến hành các điều chỉnh (nếu thấy cần thiết) để đưa ra công thức chế tạo hỗn hợp phục vụ thi công đại trà lớp BTNCTCN. Công thức chế tạo hỗn hợp BTNCTCN là cơ sở cho toàn bộ công tác tiếp theo: Sản xuất hỗn hợp tại trạm trộn, thi công, kiểm tra giám sát chất lượng và nghiệm thu. Công thức chế tạo hỗn hợp phải chỉ ra tối thiểu các nội dung sau:
+ Nguồn gốc các loại vật liệu sử dụng: Nhựa đường, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, bột khoáng, phụ gia (nếu có);
+ Kết quả thử nghiệm kiểm tra các loại vật liệu sử dụng: Nhựa đường, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, bột khoáng (bao gồm cả bột khoáng thu hồi nếu có sử dụng), phụ gia (nếu có);
+ Nguồn gốc RAP;
+ Kết quả thử nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu của RAP, cốt liệu cũ, nhựa đường cũ;
+ Tỷ lệ phối hợp giữa các loại cốt liệu: cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, bột khoáng (bao gồm cả bột khoáng thu hồi nếu có sử dụng), RAP tại phễu nguội;
+ Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu (được tính toán theo tỷ lệ phối hợp tại các phễu nóng);
+ Kết quả thí nghiệm Marshall, hàm lượng nhựa đường tối ưu (tính theo phần trăm khối lượng của hỗn hợp bê tông nhựa), hàm lượng phụ gia sử dụng (nếu có);
+ Tỷ trọng lớn nhất của hỗn hợp BTNCTCN (là cơ sở để xác định độ rỗng dư);
+ Khối lượng thể tích của mẫu hỗn hợp BTNCTCN đã đầm nén ứng với hàm lượng nhựa đường tối ưu sử dụng (là cơ sở để xác định độ chặt lu lèn K);
+ Phương án thi công ngoài hiện trường như: Chiều dầy lớp BTNCTCN chưa lu lèn, loại lu, sơ đồ lu, số lượt lu trên một điểm, ...
CHÚ THÍCH: Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu và hàm lượng nhựa đường trong 8.3.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 cần kèm theo các dung sai cho phép khi trộn hỗn hợp BTNCTCN như quy định trong Bảng 5. Thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu sau khi trộn hỗn hợp BTNCTCN phải thỏa mãn đồng thời cả dung sai cho phép như quy định trong Bảng 5 và yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Trong quá trình thi công, nếu có bất cứ sự thay đổi nào về nguồn vật liệu đầu vào hoặc có sự biến đổi lớn về chất lượng của vật liệu thì phải làm lại thiết kế hỗn hợp BTNCTCN theo các giai đoạn nêu trên và xác định lại công thức chế tạo hỗn hợp BTNCTCN.
Yêu cầu trạm trộn sản xuất hỗn hợp BTNCTCN ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 quy định yêu cầu trạm trộn sản xuất hỗn hợp BTNCTCN như sau:
Có thể sử dụng trạm trộn theo mẻ (trạm trộn chu kỳ) hoặc trạm trộn liên tục, truyền nhiệt cho RAP theo phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong 9.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-4:2024 quy định các nội dung đối với trường hợp sử dụng trạm trộn theo mẻ, truyền nhiệt gián tiếp cho RAP; trong các trường hợp khác, dự án có hướng dẫn riêng.
Yêu cầu đối với trạm trộn là phải có thiết bị điều khiển tự động, hệ thống cân định lượng các loại vật liệu tự động, có tính năng kỹ thuật và công suất phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo khả năng sản xuất hỗn hợp BTNCTCN ổn định về chất lượng.
Hệ sàng: Cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hệ sàng của trạm trộn cho phù hợp với từng loại hỗn hợp BTNCTCN có cỡ hạt lớn nhất danh định khác nhau, sao cho cốt liệu sau khi sấy sẽ được phân thành các nhóm hạt bảo đảm cấp phối hỗn hợp cốt liệu thoả mãn công thức chế tạo hỗn hợp đã được xác lập. Kích cỡ sàng trong phòng thử nghiệm và kích cỡ sàng chuyển đổi tương ứng của trạm trộn tham khảo tại Phụ lục B của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-1:2022.
Hệ thống lọc bụi: Trong trường hợp bụi thu hồi được sử dụng để sản xuất hỗn hợp BTNCTCN thì bụi thu hồi phải được thu gom, định lượng (theo tỷ lệ thiết kế) và đưa vào thùng trộn BTNCTCN một cách tự động. Trong trường hợp không sử dụng bột thu hồi thì bột thu hồi cũng phải được xử lý và thu gom theo cách phù hợp để không ảnh hưởng đến môi trường.
Cốt liệu sau nung sấy không được phép có độ ẩm lớn hơn 0,5 %. Dầu dùng để sấy khô và nung nóng cốt liệu phải cháy hết sau quá trình nung sấy, không cho phép nhìn thấy dầu còn lại ở cốt liệu khi đổ ra từ tang sấy.
Phễu cấp bột khoáng phải gắn thiết bị chấn động để chống bột khoáng vón cục.
Hệ thống cấp phụ gia (nếu có sử dụng phụ gia): Phải sử dụng hệ thống cấp phụ gia tự động, có kết nối với hệ thống điều khiển tự động của trạm trộn BTNCTCN để cung cấp phụ gia cho thùng trộn. Hệ thống cấp phụ gia phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
- Hoạt động chính xác, ổn định và giám sát được định lượng với sai số ± 5 % khối lượng phụ gia.
- Cấp phụ gia chính xác ở thời điểm quy định trong quá trình sản xuất hỗn hợp BTNCTCN.
- Đảm bảo sự đồng đều trong bồn nhựa đường (công nghệ trộn ướt) hoặc thùng trộn hỗn hợp BTNCTCN (công nghệ trộn khô).
Trạm trộn phải có hệ thống cấp liệu RAP (phễu RAP) để đưa RAP vào buồng trộn. Hệ thống cấp liệu RAP phải đảm bảo đưa RAP vào buồng trộn đúng thời điểm và tỷ lệ thiết kế; sai số cho phép cân định lượng của RAP là ≤ 5 % khối lượng.
CHÚ THÍCH: Khuyến khích sử dụng trạm trộn bê tông nhựa đáp ứng tiêu chuẩn AASHTO M 156-13 (2021).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.