TCVN 13499:2022 yêu cầu về đặc tính đối với máy đầm rung? Cách đo tần số và gia tốc đối với máy đầm rung được quy định như thế nào?

Yêu cầu về đặc tính đối với máy đầm rung được quy định như thế nào? Cách đo tần số và gia tốc đối với máy đầm rung được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

TCVN 13499:2022 yêu cầu về đặc tính đối với máy đầm rung?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13499:2022 quy định về các đặc tính đối với máy đầm rung như sau:

* Tần số

Máy đầm rung được phân loại theo tần số của máy như Bảng 2, khi thử nghiệm tải tuân theo 8.2. Tần số rung của máy phải tuân theo các công bố của nhà sản xuất.

Bảng 2 - Tần số của máy đầm rung ngoài

Ký hiệu

Tần số

NF

Dưới 70 Hz

HF

Từ 70 Hz trở lên

* Lực ly tâm

Nguồn động lực của máy phải đủ để dẫn động máy sao cho máy không bị giảm tốc độ, lực ly tâm cho trước được duy trì liên tục với tải trọng lớn nhất của mục đích sử dụng.

* Thời gian làm việc định mức

Thời gian làm việc định mức của máy đầm rung phải là liên tục. Với máy đầm rung ngoài dẫn động điện, thời gian làm việc (cấp chế độ làm việc) được quy định trong IEC 60034-1:2004, Điều 3.2 và Điều 4.2 và sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người mua là được phép. Ký hiệu các máy đầm rung này phải tương ứng với IEC 60745-1:2003, Điều 7.2.

* Dòng và công suất điện tiêu thụ

Dòng và công suất điện tiêu thụ của máy rung ngoài dẫn động điện khi chịu tải theo 8.2, phải theo công bố của nhà sản xuất.

* Các yêu cầu về an toàn

- Quy định chung

Máy đầm rung ngoài được thiết kế cùng các bộ phận của nó phải được lựa chọn, sử dụng, lắp đặt và điều chỉnh để đảm bảo hoạt động an toàn. Trong trường hợp có sự cố, sự an toàn của người điều khiển phải được ưu tiên và phải giảm thiểu thiệt hại cho thiết bị và môi trường. Các tình huống có thể gây ra sự cố, các hoạt động và ứng dụng dự kiến phải được xem xét.

Khuyến cáo về các nguyên tắc kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật cho thiết kế máy đầm rung liên quan vấn đề an toàn được tuân thủ và áp dụng theo TCVN 7383-2 (ISO 12100-2).

- Máy đầm rung ngoài dẫn động điện

+ Quy định chung

Các máy đầm rung này phải tuân thủ các yêu cầu của IEC 60204-1 và TCVN 6627-1 (IEC 60034- 1), ngoại trừ các điều được quy định khác trong tiêu chuẩn này và phải được chế tạo theo thông lệ thiết kế tốt nhất được quốc tế công nhận, phù hợp với sử dụng.

+ Cấp bảo vệ

Do máy đầm rung tiếp xúc với nước và bụi mịn nên ít nhất tuân theo cấp bảo vệ IP 55 theo TCVN 6627-5 (IEC 60034-5).

+ Bảo vệ quá tải

Bảo vệ quá tải máy đầm rung ngoài dẫn động điện được trang bị cho mỗi bộ phận phải có công suất lớn hơn 0,5 kW. Các khuyến cáo về bảo vệ quá tải xem IEC 60204-1:2000, Điều 7.3.

+ Phát nhiệt

Sự tăng nhiệt độ của máy đầm rung được lắp đặt chính xác vẫn phải nằm trong giới hạn của lớp cách điện theo tiêu chuẩn IEC 60034-1:2003, Điều 7

+ Nối đất

Các máy đầm rung phải được liên kết với một dây dẫn bảo vệ hoặc một dây nối đất. Việc thực hiện các biện pháp này phải tuân theo các yêu cầu của IEC 60034-1:2004, Điều 10.1.

+ Điện trở cách điện

Điện trở cách điện đo ở điện thế một chiều 500 V giữa các dây dẫn điện và mạch liên kết bảo vệ không nhỏ hơn 1 MΩ, theo tiêu chuẩn IEC 60204-1:2000, Điều 19.3.

+ Thử nghiệm điện áp

Máy đầm rung ngoài dẫn động điện phải chịu được điện áp thử nghiệm đặt trong khoảng thời gian ít nhất 1 s giữa các dây dẫn của tất cả các mạch với mạch liên kết bảo vệ. Điện áp thử phải:

++ Gấp đôi điện áp định mức của máy rung hoặc 1 000 V, tùy theo giá trị nào lớn hơn.

++ Ở tần số 50 Hz, và

++ Được cung cấp bởi máy biến áp có công suất tối thiểu 500 VA.

Xem IEC 60034-1:2004, Điều 8.1 hoặc IEC 60204-1:2000, Điều 19.4.

- Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực

Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực phải:

++ Hoạt động tốt trong thử nghiệm vận hành, và

++ Vượt qua thử nghiệm áp suất làm việc định mức ở mọi điều kiện sử dụng dự tính.

Rò rỉ và hư hỏng của một bộ phận máy không làm dầu thủy lực phun ra.

Thiết kế hệ thống máy đầm rung phải tuân theo ISO 4414.

Cần đặc biệt chú ý đến mọi ống dẫn mềm và khớp nối tháo-lắp nhanh có thể được trang bị trên máy đầm rung. Các đường ống phải tuân theo ISO 2398 và TCVN 12422 (ISO 8331), các khớp nối tuân theo ISO 6150 và ISO 7241-1.

- Yêu cầu cho thử nghiệm không tải

Trong 2 min thử nghiệm, máy đầm rung phải hoạt động tốt. Xem 8.1 và Phụ lục B.

- Yêu cầu cho thử nghiệm có tải

Trong 30 min thử nghiệm, máy đầm rung phải chứng tỏ được sự hoạt động tốt. Xem 8.2 và Phụ lục B.

TCVN 13499:2022 yêu cầu về đặc tính đối với máy đầm rung? (Hình từ Internet)

Cách đo tần số và gia tốc đối với máy đầm rung được quy định như thế nào?

Cách đo tần số và gia tốc đối với máy đầm rung được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13499:2022 như sau:

- Cố định máy đầm rung và khối tài cùng điều kiện như khi thử tải (Xem 8.2 và Phụ lục B). Đối với máy đầm rung dẫn động điện, điện áp nguồn cung cấp phải tương ứng giá trị khuyến cáo của nhà sản xuất. Với máy đầm rung dẫn động khí nén và máy rung dẫn động thủy lực, áp suất khí nén và áp suất dầu phải là giá trị danh định.

- Đo tần số bằng máy đo rung hoặc máy đo rung đèn chớp. Ngoài ra, có thể dùng một máy đo tốc độ để đo tốc độ động cơ. Nếu sử dụng máy đo rung, nó phải là gia tốc kế được thiết kế để đo rung động. Cố định máy đo rung chắc chắn vào khối tải hoặc vào đầu vít cố định máy đầm rung.

Ghi lại các tín hiệu đo và xử lý thành phố dải yêu cầu theo thời gian thực.

Máy và thiết bị đo rung, xem ISO 8041.

Kết quả đo tần số phải theo các yêu cầu của 6.1, kết quả đo gia tốc phải theo 6.5.5.

Yêu cầu về việc đánh giá lực ly tâm đối với máy đầm rung được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 8.4 Mục 8 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13499:2022 quy định về việc đánh giá lực ly tâm như sau sau:

Tính lực ly tâm theo công thức:

Trong đó:

m: khối lượng khối lệch tâm, tính bằng kilôgam (kg);

r: bán kính lệch tâm, tính bằng milimét(mm);

n: số vòng quay của máy rung, tính bằng vòng trên phút (min-1);

f: tần số, tính bằng hec (Hz).

Khối lượng khối lệch tâm có thể xác định qua tính toán hoặc cân ở vị trí nằm ngang.

Bán kính lệch tâm có thể xác định bằng nhiều phương pháp như tính toán hoặc đồ họa bằng cách lần lượt treo khối lệch tâm phẳng ở hai vị trí khác nhau và vẽ các đường thẳng đứng đi qua điểm treo này trên khối lệch tâm ở mỗi lần treo. Giao điểm của hai đường này sẽ là trọng tâm của khối.

Đo tần số, xem 8.3.

Chú thích: Có thể đo lực ly tâm trực tiếp bằng dụng cụ đặc biệt, trong đó máy rung được treo bằng hệ thống dây có gắn cảm biến tải để tránh phản lực tại gối.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,383 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào