Tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản trong thời gian tới?
- Hạn chế dùng tiền mặt để thanh toán trong giao dịch bất động sản?
- Những hành vi nào sẽ bị nghiêm cấm trong thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay?
- Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải được kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu đất đai?
- Thu thập, bổ sung thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản được thực hiện như thế nào?
Hạn chế dùng tiền mặt để thanh toán trong giao dịch bất động sản?
Căn cứ vào tiểu mục 2 mục IV Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 đã có yêu cầu về việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất với nội dung như sau:
- Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.
Như vậy, cần phải đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch liên quan đến bất động sản.
Tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản trong thời gian tới?
Những hành vi nào sẽ bị nghiêm cấm trong thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật.
5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh.
6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.”
Theo đó, những hành vi được liệt kê theo quy định trên là những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.
Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản phải được kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu đất đai?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 117/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được kết nối trực tuyến với cơ sở dữ liệu về đất đai, cơ sở dữ liệu thuộc Bộ, ngành, địa phương có liên quan, giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
3. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản gồm việc thu thập, cập nhật, xử lý thông tin, lưu trữ, bảo quản theo quy định tại Điều 10, 11, 12 của Nghị định này.”
Theo đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện theo quy định trên.
Thu thập, bổ sung thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 27/2016/TT-BXD quy định như sau:
“Điều 8. Thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Mục tiêu, nguyên tắc:
a) Việc thu thập bổ sung thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của địa phương được thực hiện đối với các thông tin, dữ liệu không sẵn có hoặc chưa được báo cáo nhưng cần thiết để bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Các thông tin, dữ liệu được thu thập phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, có hệ thống;
c) Việc thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu phải bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan; có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thu thập thông tin, dữ liệu; tận dụng tối đa nguồn thông tin, dữ liệu sẵn có.
2. Căn cứ thực hiện:
a) Nội dung cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP;
b) Hiện trạng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Nhu cầu của công tác quản lý nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hàng năm, Sở Xây dựng đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của địa phương theo các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu thu thập dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
b) Các loại thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản cần thu thập bổ sung trong cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Nhiệm vụ thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
d) Cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ;
đ) Phương án thực hiện (gồm: kinh phí, thời gian, nguồn nhân lực, quy trình thực hiện).
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Điều kiện thực tế của địa phương phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thu thập bổ sung thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.”
Như vậy, việc thu thập, bổ sung thông tin và dữ liệu về thị trường bất động sản hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.