Tăng cường huy động nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn 2023-2025 đúng không?

Tăng cường huy động nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn 2023-2025 đúng không? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Ngày 15/05/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.

Huy động nguồn lực là gì?

- Thực tế, huy động nguồn lực là tiến trình thu hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan nhà nước, các quỹ nhân đạo, hoặc nguồn ngân sách nhà nước.

- Huy động nguồn lực là các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn lực cho hoạt động một cách có lợi nhất cho cộng đồng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Các nhóm nguồn lực thường được đề cập:

+ Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, thái độ, khả năng và tiềm năng lao động, sức khoẻ

+ Nguồn lực tự nhiên bao gồm các kho dự trữ tài nguyên thiên nhiên nơi bắt nguồn các nguồn lực như đất đai và tài nguyên (rừng, biển, nguồn nước, khoáng sản v.v...

+ Nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và hàng hóa sản xuất được; còn có thể gọi là “nguồn lực do con người làm nên”

+ Nguồn lực xã hội bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế; hệ thống thông tin và các mạng lưới, thành viên, các mối quan hệ tin cậy…

+ Nguồn lực tài chính là tiền có thể chi dụng.

huy động nguồn lực

Tăng cường huy động nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn 2023-2025 đúng không? (Hình internet)

Tăng cường huy động nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn 2023-2025 đúng không?

Theo Mục II Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ 08 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình là nhiệm vụ thứ tám mà nội dung Chương trình đề ra:

- Đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Ưu tiên tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; có cơ chế huy động các nguồn lực từ xã hội tham gia thực hiện Chương trình, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển văn hóa.

- Tăng cường huy động các nguồn lực khác như nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao...; bảo đảm nguồn lực theo khả năng cân đối của ngân sách từng thời kỳ.

- Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo nghệ thuật của thế hệ trẻ, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, thu hút các nhà sáng tạo nghệ thuật trong nước và quốc tế để tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Thực hiện phân cấp, phân quyền cho địa phương trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương gắn với lợi thế, bản sắc văn hóa, bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

- Thực hiện phân cấp quản lý, tổ chức triển khai Chương trình theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công; phân rõ trách nhiệm của địa phương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc tham gia thực hiện Chương trình.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả và kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành.

- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp các quy định hiện hành, bảo đảm triển khai hiệu quả, thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống. Giao một cơ quan đầu mối chung, điều phối thực hiện Chương trình để tạo ra sự chủ động ở cấp thực hiện và thống nhất trong quá trình triển khai, bảo đảm đạt được mục tiêu.

Như vậy, tăng cường huy động các nguồn lực khác như nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao...; bảo đảm nguồn lực theo khả năng cân đối của ngân sách từng thời kỳ là đầu mục công việc được đề cập đến tại nội dung nhiệm vụ thứ 08 của Chương trình.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Có mấy danh mục dự án được phê duyệt tại chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025?

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt 06 danh mục dự án dưới đây:

- Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân

- Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa

- Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng

- Quảng bá hình cảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới

Xem chi tiết Phụ lục Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,068 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào